Mỹ, Indonesia chú trọng thảo luận an ninh biển
Giới quan sát dự đoán an ninh biển sẽ đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tổng thống Widodo (trái) và Tổng thống Obama cùng phái đoàn 2 nước gặp gỡ bên lề Hội nghị APEC 2014 ở Bắc Kinh – Ảnh: The Wall Street Journal
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ hội đàm với người đồng cấp Indonesia Joko Widodo tại Nhà Trắng vào ngày 26.10 (giờ địa phương). Chuyến thăm của ông Widodo diễn ra trong bối cảnh Washington đang tăng cường hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương còn Indonesia, một thế lực lớn trong khu vực, đang cẩn trọng tìm cách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong bài bình luận đăng ngày 25.10 trên website của Viện Nghiên cứu Brookings, chuyên gia Vibhanshu Shekhar tại Trung tâm nghiên cứu ASEAN (Washington D.C, Mỹ) nhận định chuyến thăm của ông Widodo cung cấp cơ hội quan trọng cho 2 nước củng cố cam kết góp phần duy trì hòa bình, ổn định và trật tự trong khu vực, đặc biệt là vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong đó, an ninh biển sẽ đứng đầu chương trình nghị sự trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo. Chiến lược phát triển biển là một trong những ưu tiên chính sách của Tổng thống Widodo kể từ khi nhậm chức tháng 10.2014. Bên cạnh đó, tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp ở Biển Đông nhưng Indonesia rất lo ngại tình hình an ninh, chiến lược tại đây do vùng biển Natuna của nước này cũng đang bị bên ngoài nhòm ngó.
Chuyên gia Shekhar dự đoán sau hội đàm, 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Indonesia sẽ nhấn mạnh rằng kiềm chế và đối thoại là những biện pháp quan trọng cho việc duy trì an ninh ở Biển Đông lẫn khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể sẽ tuyên bố tăng cường hỗ trợ cho Lực lượng tuần duyên Indonesia theo đề nghị của Tổng thống Widodo đồng thời bày tỏ mong muốn Jakarta sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong việc xúc tiến tạo dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ngoài ra, hai bên được kỳ vọng sẽ công bố chương trình hợp tác mới trong lĩnh vực mua sắm quốc phòng, phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa và phối hợp về các vấn đề an ninh toàn cầu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, giới chuyên gia dự đoán môi trường và biến đổi khí hậu cũng sẽ được thảo luận trong hội đàm. Hiện nay, khói mù độc hại do cháy rừng xuất phát từ nạn đốt rừng trồng cây công nghiệp ở Indonesia đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nước láng giềng, trong đó có những đồng minh, đối tác của Mỹ như Philippines và Singapore. Nạn đốt rừng hằng năm tại Indonesia còn bị cho là góp phần làm tăng đáng kể lượng khí thải. Theo AP, Indonesia đã cam kết cắt giảm 29% lượng khí thải trước năm 2030 và tỏ ý có thể nâng mức này lên 41% nếu được nước ngoài viện trợ.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama thúc giục Hàn Quốc lên tiếng về tranh chấp ở Biển Đông
Tổng thống Mỹ kêu gọi Triều Tiên đi theo mô hình hạt nhân Iran, đồng thời thúc giục Hàn Quốc lên tiếng đối với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng thống Obama thúc giục Hàn Quốc lên tiếng về tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm 16.10 đã có buổi hội đàm cấp cao tại thủ đô Washington, bàn nhiều vấn đề hợp tác giữa 2 nước, cả vấn đề của Triều Tiên, quan hệ của các đồng minh châu Á và Biển Đông.
Tổng thống 2 nước tiếp tục khẳng định không chấp nhận chương trình hạt nhân cũng như công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân ở khu vực châu Á. Hai nhà lãnh đạo đồng ý xem chương trình hạt nhân của Iran là mô hình để gây sức ép lên Triều Tiên. Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn đều nhìn nhận không có dấu hiệu nào cho thấy trong tương lai Triều Tiên sẽ từ bỏ hạt nhân.
"Triều Tiên phải có quyết định của mình và sẵn sàng từ bỏ khả năng hạt nhân", bà Park phát biểu trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Mỹ. Theo Tổng thống Obama, nếu cứ tiếp tục theo đuổi hạt nhân, Bình Nhưỡng tự cô lập mình sâu hơn với thế giới. Ông lên án những động thái gần đây của Bình Nhưỡng mà theo ông là "thiếu thận trọng" và tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Hàn Quốc đối phó với Triều Tiên.
"Triều Tiên cần nhớ rằng bất kỳ sự khiêu khích hay gây hấn nào cũng sẽ thấy phản ứng mạnh mẽ và thống nhất của cả Hàn Quốc và Mỹ", ông Obama phát biểu.
Dù lên án Bình Nhưỡng, nhưng theo Reuters, Tổng thống Obama và Tổng thống Park cho biết sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên về vấn đề giảm trừng phạt với điều kiện Bình Nhưỡng thực sự nghiêm túc về vấn đề hạt nhân.
"Khi Bình Nhưỡng nói rằng họ quan tâm đến việc xem xét giảm trừng phạt cấm vận và muốn cải thiện mối quan hệ, chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc về vấn đề phi hạt nhân. Tôi cho rằng đó là công bằng khi chúng ta ở đó trong bàn đàm phán", ông Obama trả lời phóng viên khi được hỏi liệu có thể áp dụng thỏa thuận đạt được giữa Iran và các cường quốc cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy Triều Tiên chưa sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào để giải quyết chương trình hạt nhân. Bình Nhưỡng thậm chí phớt lờ cả đề nghị của Trung Quốc nối lại đàm phán sáu bên bị gián đoạn nhiều năm về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tháng 6.2015, Bình Nhưỡng nói rằng vũ khí hạt nhân là sự "răn đe cần thiết" và không quan tâm đến bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào theo kiểu của Iran, theo Reuters.
Bình Nhưỡng chưa lên tiếng phản ứng trướcphát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Park.
Thúc giục vấn đề liên quan Trung Quốc ở Biển Đông
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong buổi họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters
Trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo, Tổng thống Obama thúc giục bà Park cần lên tiếng về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc ở khu vực châu Á, ngoài việc tăng cường hợp tác với đồng minh của Mỹ là Nhật.
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ muốn nhìn thấy 2 đồng minh của mình ở châu Á hợp tác với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Seoul và Tokyo không mấy mặn nồng vì những bất đồng còn sót lại từ Thế chiến thứ 2 dù nhiều lần được Washington hối thúc và khuyến khích.
Liên quan đến Trung Quốc, việc bà Park quyết định tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2 hồi tháng 9.2015 ở Bắc Kinh đã gây khó chịu cho Washington. Tuy nhiên, điều làm ông Obama không hài lòng ở đồng minh Hàn Quốc chính là việc Seoul xích lại gần Trung Quốc thay vì Nhật, và chưa mạnh mẽ trong việc nêu quan điểm của mình đối với Trung Quốc trước những vấn đề mà ông Obama cho rằng làm tổn hại luật pháp quốc tế.
"Rõ ràng, khi những quyền hạn của Trung Quốc được cho phép ngay trong sân của nhà anh mà không bị trừng phạt, nhất là khi họ luôn bỏ qua luật lệ bất kỳ khi nào họ muốn, điều đó sẽ không tốt đối với anh bất kể nó liên quan đến vấn đề kinh tế hay an ninh", ông Obama phát biểu.
Người đứng đầu chính phủ Mỹ hàm ý nhắc đến vấn đề tranh chấp và gây hấn của Trung Quốc với các nước ASEAN ở Biển Đông và với Nhật ở biển Hoa Đông. Hành vi gây hấn của Bắc Kinh đang làm các láng giềng châu Á lo lắng và luôn đề phòng.
Tuy nhiên, trước phát biểu của ông Obama, bà Park không có phản ứng nào trong buổi họp báo, theo Reuters. Seoul chọn quan điểm trung lập đối với tranh chấp ở Biển Đông vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh. Thay vào đó, người đứng đầu Nhà Xanh cho biết đồng ý với ông Obama về việc Seoul sẽ tham gia vào hiệp định TPP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Indonesia gấp rút vào TPP vì sợ Việt Nam giành hết cơ hội Indonesia thay đổi chiến lược, đang gấp rút gia nhập TPP vì sợ Việt Nam tận dụng hết cơ hội từ hiệp định này và gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ. Indonesia lo sợ TPP sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ - Ảnh: Reuters Theo truyền thông Indonesia, Bộ trưởng Thương mại nước này là ông Thomas T....