Mỹ hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc
Mỹ hủy thị thực nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc vì lo ngại về bảo mật và ngừng nhập “hàng Trung Quốc sản xuất bởi lao động cưỡng bức”.
“Chúng tôi đang dừng cấp thị thực cho một số nghiên cứu sinh và sinh viên Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp, chiếm đoạt các nghiên cứu nhạy cảm”, quyền bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf hôm 9/9 cho biết tại Washington, thêm rằng Mỹ cũng sẽ “cấm hàng hóa được sản xuất bởi các lao động cưỡng bức vào thị trường chúng ta, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phẩm giá vốn có của mỗi con người”.
Ông Wolf cho rằng các động thái này là cần thiết nhằm ngăn Bắc Kinh đánh cắp các nghiên cứu Covid-19 và các bí mật thương mại. Một đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hơn 1.000 thị thực cấp cho các nghiên cứu sinh và học giả Trung Quốc đã bị thu hồi.
Quyền bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf phát biểu tại thủ đô Washington, Mỹ, ngày 9/9. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được ông Wolf đưa ra sau khi nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ bị cáo buộc che giấu quan hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), bị bắt và bị truy tố.
Tuyên bố của ông Wolf không đề cập tới những người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Khu tự trị Tân Cương, song chính quyền Trump đang cân nhắc cấm các sản phẩm nhập dệt, may mặc làm từ bông nhập khẩu từ khu vực này. Kế hoạch trên được gọi là “Lệnh hủy bỏ” (WRO), trên thực tế không phải là lệnh cấm nhập khẩu, nhưng hàng hóa bị thuộc dạng WRO sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy nếu Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ xác định chúng được sản xuất bởi lao động cưỡng bức.
Trước ông Wolf, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đều có phát biểu, đề cập Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Trump hồi tháng 5 tuyên bố việc cho phép các sinh viên và nhà nghiên cứu có quan hệ với PLA nhập cảnh “có hại cho lợi ích của Mỹ” và “phải tuân thủ một số hạn chế và ngoại lệ”.
Reuters hôm 9/9 cho hay một số sinh viên Trung Quốc đăng ký nghiên cứu sinh tại các trường đại học Mỹ cho biết họ đã nhận được thông báo từ Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hoặc lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc rằng thị thực của họ đã bị hủy.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với một loạt bất đồng trong các vấn đề như nguồn gốc Covid-19, cách Trung Quốc ứng phó dịch bệnh, vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trung Quốc cũng bị cho là mục tiêu áp các biện pháp cứng rắn trong bối cảnh Tổng thống Trump đang vận động cho chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng tháng 11 tới.
Trung Quốc nói Mỹ 'quấy rối' sau vụ bắt nhà khoa học
Bắc Kinh cáo buộc Washington "theo dõi, quấy rối và cố tình bắt" các sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân hôm 3/8 lên tiếng sau khi tòa án California, Mỹ, bác đơn xin tại ngoại của Tang Juan, nhà nghiên cứu khoa học bị bắt vì cáo buộc cố ý che giấu quan hệ với quân đội Trung Quốc khi xin thị thực Mỹ. Trong tuyên bố đưa ra tại Bắc Kinh, ông Wang cáo buộc Washington "theo dõi, quấy rối và cố tình bắt" các sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ.
Theo hồ sơ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trình lên tòa án tại San Francisco hôm 20/7, Tang, 37 tuổi, đã che giấu vai trò trong quân đội Trung Quốc khi nộp đơn xin thị thực hồi tháng 10 năm ngoái để tới làm việc tại đại học California và tiếp tục khai gian với FBI vài tháng sau.
Nhà khoa học Trung Quốc Tang Juan. Ảnh: SCMP.
Ông Vương nói rằng giới chức Trung Quốc không có ý định giúp Tang trốn khỏi Mỹ và từ chối bình luận trực tiếp về cáo buộc đối với nhà khoa học này. Tuy nhiên, ông cho hay "Trung Quốc kêu gọi Mỹ xử lý sự việc một cách công bằng theo luật pháp, đảm bảo sự an toàn cũng như các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Tang".
Các đặc vụ Mỹ tìm thấy hình ảnh bà Tang mặc quân phục và những bài báo viết về bà để xác định mối liên hệ giữa Tang với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Công tố viên cho hay Tang đã rời nơi cư trú, đến trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco sau khi bị FBI thẩm vấn hồi tháng 6.
Bà bị cảnh sát tư pháp Mỹ bắt tối 23/7 và được đưa tới nhà tù hạt Sacramento, bang California. Một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết thêm Juan không có quyền miễn trừ ngoại giao vì bà không được tuyên bố là quan chức ngoại giao. Đại học California-Davis cho biết Tang hồi tháng 6 đã thôi vị trí nghiên cứu viên dự thính tại Khoa Nghiên cứu Xạ trị Ung thư của trường này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cũng chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump áp các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân, tổ chức ở Tân Cương, mà Washington cáo buộc họ vi phạm nhân quyền đối với các dân tộc thiểu số ở khu tự trị này.
Quan hệ Washington - Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận. Chỉ trong vài tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cũng áp đặt trừng phạt với Trung Quốc vì những chính sách liên quan đến Hong Kong và Tân Cương, đồng thời gây sức ép để các đồng minh dừng hợp tác với Huawei.
Mỹ hôm 21/7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston, bang Texas, trong 72 giờ. Đáp trả, Trung Quốc cũng yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Cắt tóc trong mùa dịch, chàng trai suýt mù mắt vì thợ cắt tóc nhầm lẫn cồn sát khuẩn là chai nước xịt Do thợ cắt tóc nhầm lẫn chai cồn sát khuẩn là chai nước xịt, nên sau khi xịt ướt tóc mái, chàng sinh viên lập tức có cảm giác bỏng rát ở mắt. Trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, ai cũng thủ sẵn cho mình một lọ dung dịch sát khuẩn, và thợ cắt tóc cũng không ngoại lệ. Vào lúc...