Mỹ hủy hội nghị thượng đỉnh G7
Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere ngày 19-3 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G7 (gồm Mỹ, Italy, Nhật, Canada, Pháp, Đức, Anh), dự kiến diễn ra tại Trại David của Mỹ vào tháng 6 và chuyển sang hình thức họp qua cầu truyền hình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G7
Quyết định được đưa ra trong bối c ảnh nhiều nước đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Những cuộc thảo luận qua video dự kiến diễn ra vào tháng 4 và 5, tương tự cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và các lãnh đạo G7 được tổ chức hồi đầu tuần này.
Đây là một phần nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19 do các quốc gia thường cử những phái đoàn lớn tới hội nghị thượng đỉnh G7, cùng với đó là nhiều phóng viên đến từ các nước trên thế giới.
LÊ VIỆT
Video đang HOT
Mỹ và Iran chỉ cách ranh giới chiến tranh đúng một bước sai lầm?
Giọng điệu hù dọa của ông Trump, thái độ lạnh lùng của Tehran, sự hiện diện số lượng lớn lính Mỹ gần Iran- những tác nhân nguy hiểm có thể khơi mào chiến tranh.
Vị Tổng thống của nước Mỹ, trước nguy cơ về một cuộc chiến lớn mới ở Trung Đông, chắc hẳn đang có sự lo ngại nhất định, chẳng khác nào nỗi sợ dịch bệnh. Nếu cuộc chiến đó bất ngờ bùng nổ giữa lúc chiến dịch tranh cử đang bước vào giai đoạn cam go, thì đó chắc chắn sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với khẩu hiệu " Nước Mỹ trên hết" - tờ Svenska Dagbladet viết.
Dưới thời ông Donald Trump, nước Mỹ chưa bao giờ giảm mức độ tham gia vào các vấn đề thế giới. Cho dù nhà lãnh đạo Mỹ vẫn bày tỏ sự bất bình gay gắt với NATO về việc không chi tiêu quốc phòng đầy đủ, Washington vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu. Những lời cam kết rút quân khỏi Afghanistan vẫn chỉ là những lời hứa suông: tại đất nước này, vẫn còn đến 14 nghìn lính Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng đã tiến rất gần đến các cuộc đàm phán cá nhân với lãnh đạo cao nhất của Taliban và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại dinh thự Trại David của mình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đó rồi cũng bị đổ bể sau một cuộc tấn công khủng bố đẫm máu mới ở Kabul, khiến một lính Mỹ thiệt mạng. Giờ đây, viễn cảnh rút quân dường như còn mơ hồ hơn trước.
Iran đang tỏ ra quá lạnh nhạt trước những lời mời gọi đàm phán của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Ông Donald Trump tích cực áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quốc gia khác nhau, nhằm phân tán các mối đe dọa quân sự để thuyết phục các đối thủ của mình nhượng bộ. Tuy nhiên, cho đến nay, chiến thuật của ông có vẻ không mấy thành công.
Cuộc đối thoại với Triều Tiên về vũ khí hạt nhân cũng không mang lại kết quả, cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp diễn, và quan hệ với Nga không hề có một chút biến chuyển nào.
Nhân tố rủi ro lớn nhất chính là Iran. Bỏ ngoài tai các cảnh báo, ông Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, với mục đích buộc Iran phải ký kết một thỏa thuận tốt hơn. Kết quả duy nhất của bước đi này là Tehran cũng bắt đầu phớt lờ Hiệp ước và lao vào các cuộc khiêu khích ở Vịnh Ba Tư, bắt giữ các tàu chở dầu nước ngoài.
Trong tháng 6, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tuyên bố bắn hạ một chiếc máy bay không người lái của Mỹ, mà theo họ, xâm phạm không phận Iran. Trong một diễn biến tiếp sau đó, ông Trump tuyên bố rằng Mỹ chỉ cách cuộc tấn công dự định đúng 10 phút.
Bất chấp rủi ro trong chính sách đối ngoại về một cuộc xung đột vũ trang, chính quyền Tổng thống Trump vẫn tiếp tục gia tăng áp lực ngoại giao đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Tehran. Đặc biệt, sau vụ tấn công nhằm vào khu phức hợp dầu mỏ của Ả-rập Xê-út vào cuối tuần trước, ông Trump có nói rằng nước Mỹ "đã lên đạn và sẵn sàng". Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại sử dụng những cụm từ như là " hành động chiến tranh" để đề cập đến vai trò của Iran trong sự kiện này. Về phần mình, Tehran, vẫn như mọi khi, phủ nhận mọi cáo buộc.
Trên bình diện quân sự, tại Vịnh Ba Tư, Mỹ đang có sự hoạt động tích cực, bởi các căn cứ quân sự Mỹ được triển khai trên khắp thế giới Ả-rập. Ở Iraq là 5 nghìn binh sĩ, ở Bahrain - 7 nghìn binh sĩ và một sở chỉ huy của Hạm đội 5, ở Kuwait - 13 nghìn binh sĩ, 2 sân bay và 1 căn cứ lính thủy đánh bộ, ở Qatar - sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ tại Trung Đông cùng 13 nghìn binh sĩ.
Tại UAE là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, nơi có đến 5 nghìn binh sĩ, các loại máy bay chiến đấu và máy bay không người lái. Mỹ cũng đã gửi các hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và khoảng 1 nghìn binh sĩ tới Ả-rập Xê-út. Bên cạnh đó, Vịnh Ba Tư còn là nơi các tàu chiến Mỹ thường xuyên tuần tra, nhằm ngăn chặn mọi nỗ lực của Iran hòng chiếm giữ các tàu chở dầu nước ngoài.
Mặc dù có một loạt các động thái hù dọa, nhưng ông Trump vẫn muốn cố gắng để đưa người Iran ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, cho đến nay, Iran vẫn tỏ ra khá lạnh nhạt trước những lời mời gọi kiểu như vậy.
" Chúng tôi sẽ không ngần ngại đứng lên để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi" - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran Javad Zarif tuyên bố, đồng thời cảnh báo về khả năng xảy ra " chiến tranh toàn diện" trong trường hợp Mỹ hay Ả-rập Xê-út có ý định tấn công Iran.
" Rõ ràng, các bên chưa sẵn sàng để thỏa hiệp. Sự châm ngòi giờ đây chỉ còn là một khiêu khích hoặc một sai lầm. Và khi đó, trận địa này có thể sẽ trở thành nơi diễn ra các hoạt động tác chiến thực sự" - tờ Svenska Dagbladet kết luận.
(Nguồn: Svenska Dagbladet)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Vẫn chưa có lối thoát Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani vừa kêu gọi làm mới lại các cuộc đàm phán hòa bình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột thông báo ngừng đàm phán với Taliban. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani Khẳng định hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua đối thoại trực tiếp, chứ không phải bằng chiến tranh, Tổng thống Ghani cũng...