Mỹ ‘hứa hão’ về việc bảo vệ Philippines?
Việc Mỹ hứa giúp đỡ Philippines về quân sự trong lúc căng thẳng tăng cao tại biển Đông không có nhiều giá trị, Thượng nghị sĩ Philippines Gregorio Honassa II nhận định.
Ông tuyên bố: “Chúng ta đá quả bóng cho họ. Nhưng bằng cách nào? Tuyên bố của Mỹ không có rõ ràng, chẳng hạn như việc Mỹ sẽ giúp đỡ vũ khí gì, qua con đường nào và quan trọng hơn là khi nào. Lời nói bây giờ rẻ lắm”.
Chưa dừng lại, Phó chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Philippines còn cho rằng, Mỹ quá “ki bo”. Ông Honassa giải thích, dù Mỹ và Philippines xây dựng quan hệ đồng minh từ hồi thế chiến thứ II nhưng những gì mà nước ông nhận được từ Mỹ chỉ là một ít viện trợ quân sự. So với khoản viện trợ trị giá 50 tỷ USD cho Pakistan, Philippines chỉ được nhận 20 triệu USD mỗi năm.
Về vấn đề này, Thượng nghị sĩ Philippines chia sẻ: “Nếu so sánh bản thân nước tôi với những nước không ký với Mỹ Hiệp định về thăm viếng quân sự (Visiting Forces Agreement), chúng tôi bị lừa”.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước thông báo sẵn sàng cung cấp trang thiết bị giúp Philippines hiện đại hóa quân đội trong lúc biển Đông ngày càng “ nóng”. Ảnh minh họa.
Có lẽ những chỉ trích của Thượng nghị sĩ Honassa là đúng nhưng hơi “nặng” nếu cân nhắc tới thực trạng nước Mỹ. Thực sự thì trong bối cảnh hiện tại, Mỹ có lẽ cũng chỉ có thể hỗ trợ Philippines ở mức “tâm sự, chia sẻ” mà thôi.
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế vẫn khó khăn, chưa thoát khỏi khủng hoảng nên Mỹ lấy đâu tiền mà viện trợ cho Philippines.
Video đang HOT
Thứ nữa, tình hình ở biển Đông dù có căng thẳng thì cũng chưa đe dọa lợi ích của Mỹ tới mức nước này phải viện trợ vũ khí hạng nặng hay có những hành động thực tế hơn những cuộc tập trận, tham vấn chung… Trong khi đó, Mỹ vẫn coi khủng bố là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của họ nên phải dồn tiền dồn sức xử lý.
Trước đây, Mỹ nhiều lần bị Trung Quốc lên án, chỉ trích và thậm chí là cắt đứt quan hệ quân sự vì bán vũ khí cho Đài Loan. Nay nếu có động thái tương tự với Philippines, nhiều khả năng Trung Quốc “không đấm thì cũng đá” Mỹ như trước.
Hơn nữa, năm sau Mỹ bầu lại Tổng thống. Tổng thống Barack Obama phải tập trung xử lý các vấn đề trong nước như phát triển kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách…để thu hút cử tri. Do đó, hiện Nhà Trắng không muốn can dự quá sâu vào vấn đề biển Đông, “điểm nóng” đang thu hút sự quan tâm, dính líu của nhiều cường quốc thế giới.
Chưa dừng lại, Mỹ lo ngại việc can dự sâu hơn nữa vào biển Đông làm chủ nợ lớn nhất của họ là Trung Quốc tức giận.
Cuối cùng, cần phải tính tới khả năng Mỹ đang tìm cách trục lợi trong vấn đề biển Đông. Nói cách khác, những hành động gần đây của Bắc Kinh tại khu vực là không thể chấp nhận nhưng Washington không muốn can dự, trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh. Tuy nhiên, do có lợi ích chiến lược tại khu vực, Mỹ không để Trung Quốc tự tung tự tác.
Và thế là Mỹ “gí tốt”, đẩy nhiều nước trong khu vực vào vòng xoáy căng thẳng với Trung Quốc như Philippines vào cuộc. Trong trường hợp Philippines, với việc hứa hẹn hỗ trợ vũ khí cho họ, chắc chắn Manila sẽ tự tin hơn mà kết quả có thể là họ sẽ tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh.
Khi quan hệ Trung Quốc-Philippines bị kéo căng hơn nữa, Mỹ sẽ có cớ can thiệp vào khu vực mà không “ngại” Trung Quốc “phàn nàn” bởi Washington khi đó sẽ vin vào cớ họ là đồng minh của Manila, hai bên có nhiều cam kết, thỏa thuận. Mọi hành động của Mỹ là phù hợp với luật pháp chứ không phải cố tình kích động căng thẳng như những gì mà nhiều người Trung Quốc cáo buộc.
Mỹ “hứa hão” về việc bảo vệ Philippines?
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu di sản châu Á tại Mỹ Walter Lohman cho răng, an ninh ở biển Đông xấu đi từ giữa thập niên 1990, sự gia tăng sức mạnh quân sự, mở rộng lãnh hải và ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quôc cũng bắt đầu từ đó. Chinh điêu nay trơ thanh một thách thức lớn đối với Mỹ.
Theo ông Lohman, My se danh ưu tiên cho lợi ích va tự do trên biển vi đây là quyền lợi nền tảng không thể thương lượng của Mỹ.
Bơi le biển Đông là khu vực mà một nửa hoạt động vận chuyển toàn cầu và hầu hết nguồn cung năng lượng cho Đông Bắc Á phải qua khu vực này. Vì vậy, các quốc gia này phải được hưởng quyền và tự do hàng hải giống nhau.
Bên canh đo, Mỹ se không tham gia một vị trí nào trong các cơ chế tranh chấp giữa cac nước ở biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ trung lập.
Theo ông Walter Lohman, để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực quan trọng này, Mỹ nên tiếp tục các hoạt động hải quân ở biển Đông. Hiệu ứng của việc duy trì hoạt động quân sự ở khu vực là điều mạnh mẽ nhất mà Mỹ có thể làm để khẳng định vị trí của mình.
Ngoai ra, ASEAN cần có sự thay đổi, vì Hải quân Trung Quôc đang ngày càng lớn mạnh, song song với việc đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ hơn. Sự thay đổi của ASEAN sẽ tạo tiền đề cho sự tham gia sâu hơn của Mỹ trong vai trò trung gian xung đột.
Tương tự ông Lohman, ông McCain, Thượng Nghị sĩ người tiểu bang Arizona, thành viên Đảng Cộng hòa, đồng thời thành viên của Ủy ban Quân sự Thượng viện thẳng thừng nói: “Những hành vi và những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc đang làm cho căng thẳng trên biển Đông ngày càng trầm trọng”.
“Mỹ phải giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á xây dựng hệ thống phòng thủ trên biển để đối phó với những hành động “hung hăng” của Trung Quốc tại biển Đông”
Nước Mỹ cũng nên viện trợ cho 10 quốc gia ASEAN “xây dựng hệ thống phòng thủ và phát triển các các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và tàu an ninh ven biển”, ông McCain phát biểu tại Hội nghị An ninh Hàng hải trên biển Đông.
Theo Báo Đất Việt
Bùi Tiến Dũng đối diện khung 20 năm tù đến tử hình
Với việc bị truy tố theo điểm 1 khoản 4 Điều 278 BLHS, ông Bùi Tiến Dũng đang phải đối diện với khung hình phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc mức cao nhất là tử hình.
Chiều 27/07, phiên tòa xét xử Bùi Tiến Dũng - nguyên tổng giám đốc PMU 18 cùng đồng bọn được tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.
Do những tình tiết phức tạp của vụ án nên vụ án dự kiến phải kéo dài trong 10 ngày. Trong ngày đầu của phiên xét xử, nhìn chung không thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận theo dõi. Trong buổi chiều, hội đồng xét xử chưa xét hỏi đến bị cáo Dũng mà chỉ tiến hành với các bị cáo khác.
Trong vụ án này, ông Bùi Tiến Dũng bị truy tố xét xử về tội "Tham ô tài sản" theo điểm a, khoản 4, điều 278 Bộ luật hình sự.
Trừ Đỗ Kim Quý bị truy tố về tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo điểm a, khoản 3, điều 250 BLHS, còn các bị cáo khác cũng đều bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" theo mức độ nặng nhẹ trong điều 278 BLHS.
Trong vụ án này còn có một người khác được cho là kẻ chủ mưu, cầm đầu là Phạm Tiến Dũng nhưng đã ốm chết trong quá trình điều tra nên đình chỉ không truy tố.
Lợi dụng vai trò là đơn vị quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư, khi triển khai công việc được giao, Phạm Tiến Dũng phát hiện thấy có sơ hở trong việc quản lý và chi trả lương cho các NVTVBS tại các gói thầu nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của nhà nước. Phạm Tiến Dũng khai đã chủ động gặp Bùi Tiến Dũng - TGĐ PMU18 để xin ý kiến về việc lập danh sách nhân viên tư vấn khống và Bùi Tiến Dũng đồng ý.
Từ tháng 8/2003 đến tháng 2/2007, Phạm Tiến Dũng cùng các đồng phạm đã rút được tiền lương của 26 nhân viên tư vấn khống tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy là 3.439.560.500 đồng.
Với việc bị truy tố vào điểm 1 khoản 4 điều 278 BLHS, nếu ông Bùi Tiến Dũng không chứng minh được mình vô tội hoặc đưa ra được những tình tiết có lợi để giảm án thì bị cáo này đang phải đối diện với khung hình phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc mức cao nhất là tử hình.
Nếu chỉ cần tính mức án nhẹ nhất của khung hình phạt này là 20 năm tù thì cộng với cả mức án 16 năm trong 2 vụ án trước, ông Bùi Tiến Dũng đang đối diện với hình phạt 36 năm tù, và nếu lấy hình phạt đó trừ đi thời gian tính từ ngày bị tạm giam 20/01/2006 thì số năm tù tiếp theo cũng là hơn 30 năm nữa.
Theo Lao Động
Phiên xử Bùi Tiến Dũng kéo dài 10 ngày Ngày làm việc đầu tiên phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, Bùi Tiến Dũng trình làng 3 luật sư có tiếng tham gia bào chữa cho mình. Nguyên Tổng GĐ PMU18 đã đứng trước vành móng ngựa không dưới 10 lần. Lần hầu tòa này, Dũng "tổng" bị truy tố tội "tham ô...