Mỹ hứa góp vũ khí, máy bay, lính đặc nhiệm cho NATO đối phó Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 22.6 tuyên bố Mỹ sẽ góp vũ khí, máy bay, binh lính – bao gồm cả lính đặc nhiệm – cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO để đối phó với “nguy cơ gây hấn” từ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hứa góp máy bay, vũ khí và cả lính đặc nhiệm cho NATO để đối phó Nga – Ảnh – Reuters
Tuyên bố trên được đưa ra giữa chuyến thăm châu Âu của ông Carter. Ông cam kết Mỹ sẽ đóng góp về mặt tình báo, do thám cho lực lượng phản ứng nhanh NATO, bên cạnh việc cung cấp lực lượng đặc nhiệm, máy bay vận chuyển, tham gia công tác hậu cần.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ cung cấp một loạt vũ khí, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và tên lửa cho NATO. Tuy nhiên, bộ binh Mỹ sẽ không tham gia lực lượng này với quy mô lớn.
Trước đó, Mỹ cũng đã tuyên bố rõ rằng nước này sẽ đóng góp những thiết bị, vũ khí, dịch vụ mà những nước khác không thể cung cấp cho NATO, nhưng sẽ không tham gia lực lượng bộ binh – điều các nước NATO khác có thể tham gia.
Theo hãng tin AP, sẽ không có một binh sĩ hoặc thiết bị nào của Mỹ được chuyển đi ngay, nhưng khi cần thiết, lãnh đạo Mỹ sẽ quyết định và triển khai thiết bị, lực lượng trong vòng từ 48-72 giờ.
Video đang HOT
Ngoài việc đối phó với Nga ở phía đông, lực lượng phản ứng nhanh của NATO cũng được huấn luyện để đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức cực đoan khác ở phía nam.
Trong chuyến thăm châu Âu lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ làm việc với các quan chức NATO tại Estonia về một đề nghị khác của Mỹ để đưa xe tăng, xe bọc thép Humvee và các khí tài quân sự khác đến trang bị cho một lữ đoàn ở Đông Âu, có thể là Ba Lan.
Trước đó, phát biểu tại Berin (Đức), ông Carter nói: “Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh, cũng chẳng muốn chiến tranh nóng với Nga. Chúng tôi cũng không muốn biến Nga thành kẻ thù. Nhưng chớ có nhầm lẫn: chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình, bảo vệ trật tự quốc tế và tương lai tốt đẹp. Chúng tôi sẽ chống lại hành động và tham vọng của Nga trong việc tái thiết lập tầm ảnh hưởng của thời Liên Xô”.
Theo lời ông Carter, Nga đang vừa hiện đại hóa quân đội, vừa cố tìm cách làm suy yếu NATO, đe dọa sự ổn định về kinh tế và an ninh của khối này.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc còn cho biết ông muốn làm 2 việc một lần: tăng cường khả năng quân sự của châu Âu để sẵn sàng ngăn cản các hành động quân sự của Nga, vừa muốn hợp tác với Nga trong lĩnh vực chống khủng bố và đàm phán về vấn đề hạt nhân với Iran.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ cam kết cấp vũ khí, phi cơ cho châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua thông báo Washington sẽ đóng góp vũ khí, phi cơ và binh sĩ cho lực lượng phản ứng nhanh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương để giúp châu Âu đối phó với "các mối đe dọa an ninh".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trò chuyện với binh sĩ NATO trong chuyến thăm Đức. Ảnh: AP.
Washington sẽ đóng góp những khả năng về tình báo và giám sát, các lực lượng đặc nhiệm, hậu cần, phi cơ vận tải cùng nhiều loại vũ khí hỗ trợ có thể bao gồm oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, tên lửa phóng từ chiến hạm, APdẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết.
Ông Carter công bố kế hoạch trên sau cuộc gặp với bộ trưởng quốc phòng các nước Đức, Na Uy và Hà Lan ở thành phố Munster, Đức. Đây là ba quốc gia đồng ý cung cấp binh sĩ ban đầu cho Lực lượng Hỗn hợp Phản ứng Cực nhanh (VJTF) của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ trước đó cam kết hỗ trợ VJTF nhưng chưa nói cụ thể. Washington cũng chưa quyết định cử bao nhiêu binh sĩ tham gia lực lượng này nhưng cho biết sẽ không cung cấp nhiều bộ binh cho VJTF.
Binh sĩ cùng trang thiết bị của Mỹ không di chuyển ngay lập tức mà chỉ sẵn sàng trong vòng 48 đến 72 giờ khi có đề xuất và được lãnh đạo chấp thuận để ứng phó với một cuộc khủng hoảng.
Theo ông Carter, Mỹ có động thái hỗ trợ NATO "bởi Washington cam kết chặt chẽ bảo vệ châu Âu, như từng làm trong nhiều thập kỷ qua". Mỹ cũng không muốn có xung đột với Nga.
"Chúng tôi không muốn có Chiến tranh Lạnh, huống chi là chiến tranh nóng với Nga", ông nói. "Chúng tôi không muốn biến Nga thành kẻ thù".
Phương Tây từ lâu cáo buộc Nga can thiệp vào Ukraine và tạo ra sự đe dọa tới các quốc gia láng giềng ở châu Âu. Moscow nhiều lần bác bỏ điều này, cho rằng Washington phải chịu trách nhiệm vì khiến Ukraine rơi vào bất ổn.
Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov cuối tuần trước nhắc lại sự quan ngại của Nga trước việc NATO mở rộng hoạt động ở châu Âu, gọi động thái tăng cường chi tiêu quân sự của phương Tây là "không cần thiết". Trong khi đó, ông Carter cho rằng Moscow đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng và nói cuộc đối đầu giữa NATO với Nga có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ.
Như Tâm
Theo VNE
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Âu lôi kéo đồng minh chống Nga Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 22/6 bắt đầu chuyến thăm quan trọng đến châu Âu trong bối cảnh quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng. Một trong những mục tiêu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến châu Âu lần này là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước thành viên NATO trong cuộc...