Mỹ hứa bảo vệ đồng minh NATO nếu bị tấn công
Tổng thống Donald Trump ngày 9/6 khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh NATO trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công, đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với nguyên tắc phòng thủ tập thể giữa các nước thành viên của liên minh quân sự này.
Tổng thống Trump gặp gỡ các lãnh đạo châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ ngày 25/5 (Ảnh: Reuters)
“Tôi vẫn cam kết gắn Mỹ với Điều 5 ( Hiến chương NATO) và chắc chắn chúng tôi sẽ vẫn luôn có mặt để bảo vệ các nước. Đó là một trong số những lý do mà tôi muốn mọi người cùng nhau đảm bảo rằng, chúng ta sẽ xây dựng một lực lượng hùng mạnh bằng cách đóng góp đủ tài chính cần thiết để duy trì lực lượng đó”, Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Romania Klaus Iohannis tại Nhà Trắng hôm 9/6.
Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Mỹ đã đề cập tới Điều 5 của Hiến chương NATO, trong đó quy định các thành viên trong liên minh quân sự này phải bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một thành viên bị tấn công. Đây cũng là nguyên tắc phòng thủ tập thể đặc trưng của NATO.
“Chắc chắn tôi sẽ cam kết thực thi Điều 5″, ông Trump nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuyên bố trên của Tổng thống Trump đã phần nào xoa dịu những lo ngại của các nước thành viên NATO về vai trò của Mỹ trong liên minh quân sự này, đặc biệt từ sau khi ông Trump nhận nhiệm sở. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump từng dọa sẽ không bảo vệ những nước nào chưa đáp ứng đủ yêu cầu về đóng góp tài chính cho NATO.
Trong chuyến thăm tới trụ sở NATO tại Brussels, Bỉ hồi tháng 5, nhà lãnh đạo Mỹ cũng không đề cập tới sự ủng hộ của Mỹ đối với nguyên tắc phòng thủ tập thể, một trong những nội dung cốt lõi của Hiến chương NATO. Thay vào đó, ông Trump đã sử dụng bài phát biểu của mình tại hội nghị NATO để yêu cầu các nước thành viên chi trả nhiều hơn cho ngân sách quốc phòng của liên minh.
Thành Đạt
Theo AFP
Uy lực 'sát thủ diệt tăng' ớn lạnh của Liên xô
Trong Chiến tranh thế giới II, Hồng quân Liên Xô đã không có gì để đáp lại đòn tấn công của các xe tăng Đức, Kile Mizokami viết cho The National Interest. Tác giả cho rằng, nhờ kinh nghiệm này mà Liên Xô đã có được một trong những vũ khí dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Đơn giản và hiệu quả, RPG-7 có hình dạng "giống như cây chổi" đã trở thành súng phóng lựu chống tăng hiệu quả nhất sau chiến tranh, thành "biểu tượng của các cuộc cách mạng" vì sự phổ biến sử dụng.
Tham khảo những nghiên cứu của Đức, các nhà thiết kế Liên Xô đã tạo ra loại súng phóng lựu cá nhân độc đáo. Nguyên mẫu có hiệu quả RPG-2 được đưa vào biên chế năm 1949. Súng có tầm bắn 150 m và xuyên giáp 180 mm, cho phép ngay cả các tân binh có thể "dễ dàng" tiêu diệt các xe tăng NATO vào thời điểm đó như M26 Pershing của Mỹ hay Centurion của Anh.
Năm 1961, RPG-2 được thay thế bằng phiên bản nâng cấp RPG-7. Tầm bắn được cải thiện từ 150 lên 200 m. Khác với mô hình ban đầu trang bị phương tiện ngắm bắn đơn giản, phiên bản mới gắn kính ngắm quang học PGO-7. Ngoài ra súng có thêm phần tuye sau hình nón và tay cầm phụ trợ. Đạn của súng giờ đây có thể xuyên thủng giáp 260 mm.
Theo ông Mizokami, RPG-7 cải thiện loạt chỉ số của khái niệm vũ khí chống tăng xách tay. Ví dụ, RPG-7D thiết kế cho lính dù có thể tháo rời tiện cho việc vận chuyển. Đạn OG-7 phân mảnh rất có hiệu quả chống các mục tiêu phi giáp và bộ binh.
Súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41).
Trước sự xuất hiện của giáp phản ứng sử dụng các hộp chứa chất nổ làm giảm hiệu quả của đạn, Liên Xô đã phát triển PG-7VR. Loại đạn xuyên phá dài hơn và lớn hơn chứa hai đầu nổ. Đầu thứ nhất vô hiệu hóa giáp phản ứng, đầu thứ hai xuyên giáp của xe tăng, tác giả giải thích.
Với cả đạn thông thường RPG-7 vẫn có thể chở nên nguy hiểm đối với bất kỳ mẫu xe tăng nào khi chúng tấn công vào các vị trí phòng vệ yếu nhất trên một xe tăng ở cự ly gần. Và kiểu tấn công này khá phổ biến trong tác chiến đô thị nhưng cách đánh này lại đặt ra một nguy cơ nhất định đối với người sử dụng loại vũ khí chống tăng này. Do đó yêu cầu nâng cấp RPG-7 tại mỗi quốc gia đang sử dụng dòng súng phóng lựu chống tăng này đang lớn hơn bao giờ hết.
Sau gần 60 năm ra đời, RPG vẫn được tích cực khai thác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng là mối đe dọa thường xuyên suốt cuộc chiến ở Iraq và có thể tìm thấy ở Syria.
Theo tờ Army Recognition, tính từ khi được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1961 cho tới nay, đã có hơn 9 triệu đơn vị súng chống tăng RPG-7 được sản xuất vượt xa mọi loại vũ khí chống tăng từng được chế tạo. Nó có mặt trong quân đội và lực lượng bán vũ trang tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay.
Theo Danviet
Putin: Không ai sống sót nếu Nga-Mỹ chiến tranh Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại nếu hai cường quốc hạt nhân Nga-Mỹ tung vũ khí hạt nhân hủy diệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với đạo diễn Mỹ Oliver Stone. Tổng thống Nga Vladimir Putin kể với đạo diễn Mỹ Oliver Stone về 5 lần ông bị mưu sát....