Mỹ hối thúc Tổng tư lệnh quân đội Sudan tham gia đàm phán hòa bình tại Thụy Sĩ
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hối thúc Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF – quân đội chính quy của Sudan), Tướng Abdel Fattah al-Burhan, tham gia các cuộc đàm phán hòa bình tại Thụy Sĩ nhằm cố gắng chấm dứt xung đột tại Sudan, sau khi người đứng đầu Các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdan Daglo, đồng ý cử đoàn tham gia.
Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan (giữa), trong chuyến thăm căn cứ hải quân Flamingo ở thành phố Port Sudan, ngày 28/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Blinken đã mời cả hai bên xung đột tại Sudan tham gia đàm phán hòa bình tại Thụy Sĩ, dự kiến bắt đầu từ ngày 14/8 nhằm đưa ra giải pháp chấm dứt cuộc xung đột tại quốc gia này. Trong cuộc điện đàm với Tướng al-Burhan, ông Blinken đã hối thúc SAF tham gia sự kiện tại Thụy Sĩ và nhắc lại lời kêu gọi “chấm dứt giao tranh ngay lập tức”.
Người đứng đầu RSF, Tướng Daglo đã nhanh chóng hoan nghênh lời mời của Ngoại trưởng Mỹ Blinken và cam kết cử phái đoàn tham gia các cuộc đàm phán ở Thụy Sĩ. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Sudan đã yêu cầu Mỹ thảo luận thêm chương trình nghị sự và kêu gọi RSF rút khỏi các khu vực, dừng mở rộng hoạt động trước khi tiến hành đàm phán.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán trước đó do Mỹ và Saudi Arabia bảo trợ tại thành phố cảng Jeddah (Saudi Arabia) đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ kết quả đáng kể nào.
Xung đột giữa SAF và RSF, bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4/2023 tại Sudan đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi lánh nạn ở trong nước hoặc ra nước ngoài. Một đánh giá do Liên hợp quốc tài trợ công bố tuần trước cho biết giao tranh đã dẫn đến nạn đói tại trại Zamzam gần thành phố El-Fasher bị bao vây thuộc khu vực Darfur. Cơ quan này cảnh báo trong vòng vài tháng nữa Sudan có thể chứng kiến nạn đói vượt quá cả thảm họa ở Ethiopia vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Tín hiệu Nga và Ukraine hướng đến đàm phán để ngừng xung đột
Hãng DPA (Đức) đánh giá rằng những tuyên bố mới nhất từ quan chức Nga và Ukraine cho thấy hai quốc gia đã sẵn sàng đám phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột mặc dù mỗi bên đều có điều kiện tiên quyết.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố sẵn sàng tham gia vào tiến trình đàm phán với Nga tại một thời điểm nào đó nếu Moskva sẵn sàng với các cuộc đàm phán chân thành. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết hiện tại không có thiện chí như vậy từ phía Nga, ông đồng thời kêu gọi một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Trong cuộc họp với người đồng cấp Vương Nghị tại Trung Quốc ngày 23/7, ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nhấn mạnh Kiev đã sẵn sàng đàm phán với Moskva. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine đánh giá đàm phán "cần hợp lý, độc lập và hướng đến mục tiêu đạt được hòa bình lâu dài và công bằng".
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 25/7 tuyên bố với các phóng viên: "Nga nhìn chung sẵn sàng cho quá trình đàm phán, nhưng trước tiên chúng tôi cần hiểu mức độ sẵn sàng của phía Ukraine cho việc này và liệu Kiev đã được các đồng mình chấp thuận về đàm phán. Ở thời điểm này, bạn có thể nhận thấy có nhiều tuyên bố trái ngược và mọi thứ chưa rõ ràng".
Ông Peskov còn chỉ ra rằng Kiev vẫn duy trì lệnh cấm liên lạc với Moskva và "nhiều thứ cần được làm rõ ràng".
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong những tuần gần đây, đã có nhiều tranh luận về việc liệu xung đột Nga - Ukraine có thể kết thúc tại bàn đàm phán hay không. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến công du mà ông gọi là "sứ mệnh hòa bình".
Trong nhiều sự kiện, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay là ông Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ hành động để ngừng xung đột Nga-Ukraine ngay lập tức nếu tái đắc cử.
Nhưng theo kênh DW (Đức), điều khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên là bình luận của Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, trong đó ông nói rằng Tổng thống Zelensky có thể phải cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với Nga.
"Vài tháng tới sẽ rất khó khăn đối với Tổng thống Zelensky. Liệu ông ấy có nên tiếp tục chiến tranh với thêm nhiều chết chóc và tàn phá mới, hay cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với Tổng thống Putin? Trong trường hợp này, áp lực nào sẽ đến từ nước Mỹ nếu ông Trump chiến thắng bầu cử?", ông Klitschko nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Italy Corriere della Sera.
Thị trưởng Klitschko nói thêm rằng Tổng thống Zelensky có lẽ sẽ phải tìm đến trưng cầu ý dân trong trường hợp này.
Nhà phân tích Roger Hilton của tổ chức tư vấn quốc tế GLOBSEC (Slovakia) đánh giá một số chính trị gia Ukraine đã bắt đầu thảo luận về việc nhượng bộ lãnh thổ sau hơn hai năm xung đột vô cùng khó khăn. Ông Roger Hilton lập luận: "Việc một người như Thị trưởng Klitschko công khai bày tỏ quan niệm này thể hiện các lựa chọn chính trị khó khăn của Ukraine. Và những bình luận này của thị trưởng Kiev có thể nhằm kiểm tra xem liệu lập trường như vậy có được người dân chấp nhận hay không".
Thiếu Nga, mọi đàm phán về Ukraine đều không đạt kết quả Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 11/4 (giờ địa phương) tuyên bố, bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Nga đều là "vô nghĩa". Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Thụy Sĩ cũng cho rằng, hội nghị về Ukraine do Bern đăng cai sẽ lãng phí thời...