Mỹ hối thúc EU ủng hộ mạnh mẽ Mỹ trong vấn đề Biển Đông
Phía Mỹ cho rằng EU cần mạnh mẽ hơn nữa, rõ ràng hơn nữa trong việc yêu cầu dừng ngay các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Trong một động thái hiếm hoi hôm 29/7, Mỹ đã hối thúc đồng minh thân cận là Liên minh châu Âu (EU) hãy có tiếng nói mạnh mẽ hơn để ủng hộ Washington trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc về việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông.
TS Amy Searight. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Amy Searight, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, cho hay: Washington hoan nghênh EU kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền biển đảo và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên giữa Mỹ và EU có “một chút khác biệt trong cách tiếp cận” khi mà Washington thì kêu gọi “đóng băng” ngay các hoạt động thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, còn EU thì hơi khác trong cách tiếp cận.
Bà Amy Searight phát biểu tại một cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ và EU đối với Đông Á: “Sẽ rất có ích nếu EU rõ hơn một chút trong việc ủng hộ các nguyên tắc này”.
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: DNA India.
Ba Searight khẳng định tại sự kiện trên (tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế): “Cái cần là một cách tiếp cận mạnh dạn hơn trong việc ủng hộ ý tưởng ngừng cải tạo thêm, ngừng quân sự hóa thêm [ở Biển Đông].”
Tại buổi thảo luận, Michael Fuchs, một phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Á, cũng cho biết, cần giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Trong khi đó, David O”Sullivan, Đại sứ EU ở Washington, cho hay: EU và Mỹ có những mục tiêu rất giống nhau, nhưng “việc sử dụng cùng ngôn ngữ [trong vấn đề Biển Đông] có thể đôi lúc phản tác dụng”. Theo ông O”Sullivan, EU bận tâm đến an ninh ở Đông Á nhưng cũng xác định rõ có giới hạn đối với vấn đề này./.
Trung Hiếu Theo Reuters
Theo_VOV
Ngoại trưởng Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5 1.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Ảnh: AP)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 28/7 đã hối thúc Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hôm 14/7 vừa qua, đồng thời cảnh báo nếu thỏa thuận này bị bác bỏ sẽ càng khiến Tehran nhanh chóng quay trở lại phát triển vũ khí hạt nhân.
Cảnh báo trên được Ngoại trưởng Kerry đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện tuyên bố các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa kiểm soát đa số lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ làm mọi việc để có thể ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh thỏa thuận đạt được sẽ mang lại các giải pháp toàn diện và lâu dài hơn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran so với bất cứ một phương án thay thế nào khác. Một khi được triển khai, Iran sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ vĩnh viễn và điều này cũng sẽ giúp thế giới tin tưởng chương trình hạt nhân của Tehran chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Ông bày tỏ tin tưởng đây là một thỏa thuận tốt cho cả thế giới, cho nước Mỹ cũng như các nước đồng minh và bạn bè trong khu vực và xứng đáng nhận được sự ủng hộ.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo rằng nếu Quốc hội Mỹ bác bỏ thỏa thuận hạt nhân của Iran sẽ khiến Mỹ bị cô lập với quốc tế cũng như tạo cơ hội cho Tehran tăng gấp đôi tốc độ làm giàu urani và phát triển chương trình hạt nhân của mình mà không có sự giám sát chặt chẽ.
Theo_VTV
Trung Quốc 'đảo hóa' ở Biển Đông tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm Đó là ý kiến của nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài nước dự Hội thảo quốc tế 'Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực' tổ chức ngày 25-7 tại TP. HCM. Theo các chuyên gia, học giả, quan điểm chính trị và phản...