Mỹ hồi hương thêm hài cốt quân nhân mất tích trong chiến tranh
Ngày 27.6, các cơ quan Mỹ và Việt Nam đã tổ chức Lễ hồi hương hài cốt quân nhân lần thứ 161, bàn giao hài cốt được cho là của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.
Ngày 27.6, Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích (DPAA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và Văn phòng Tìm kiếm Người mất tích Việt Nam (VNOSMP) đã tổ chức Lễ hồi hương hài cốt quân nhân lần thứ 161, bàn giao hài cốt được cho là của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Đại diện hai bên tại buổi lễ tại sân bay Đà Nẵng ngày 27.6. Ảnh TRUNG TÂM MỸ TẠI TP.HCM
Tại buổi lễ, đại diện VNOSMP đã bàn giao 1 bộ hài cốt cho DPAA, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Việc tìm thấy bộ hài cốt này là kết quả của hoạt động hỗn hợp lần thứ 151 (JFA) ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa.
JFA lần thứ 151 bắt đầu vào giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 năm nay. Các đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Đại sứ quán khác đã tham dự sự kiện này. Tổng Lãnh sự Mỹ Susan Burns từ TP.HCM và ông Lê Công Tiến, Giám đốc VNOSMP, chủ trì sự kiện.
Hài cốt được cho là của quân nhân Mỹ được đưa lên máy bay. Ảnh TRUNG TÂM MỸ TẠI TP.HCM
Các chuyên gia pháp y của Việt Nam và Mỹ đã khám nghiệm hài cốt vào ngày 26.6 tại thành phố Đà Nẵng và xác định rằng hài cốt có thể thuộc về quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Phía Mỹ sẽ chuyển hài cốt về phòng thí nghiệm của DPAA ở thành phố Honolulu, bang Hawaii để xác minh thêm.
Mục đích của nỗ lực nhân đạo chung này là tìm kiếm các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Hai chính phủ đã thực hiện những nỗ lực bền bỉ này trong 35 năm kể từ năm 1988.
Các bên chụp ảnh chung tại buổi lễ. Ảnh TRUNG TÂM MỸ TẠI TP.HCM
Hợp tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh là một trong những trụ cột lâu dài trong mối quan hệ song phương Mỹ – Việt Nam, nhằm giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại. Đến nay, hài cốt của 733 quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh đã được xác định.
Tàu lặn Titan nổ nhanh đến mức hành khách không kịp nhận biết
Cựu sĩ quan tàu ngầm hạt nhân Mỹ David Corley cho rằng, vụ nổ trên tàu lặn Titan diễn ra nhanh tới mức không người nào trên tàu kịp nhận biết thảm họa sắp xảy ra.
Video tái hiện vụ nổ xảy ra với tàu lặn Titan
Tàu lặn Titan.
Theo CNN, hành trình kéo dài 10h để tham quan xác tàu Titanic đã kết thúc trong bi kịch, với tất cả 5 người trên tàu lặn Titan thiệt mạng trong một vụ nổ thảm khốc. Hải quân Mỹ đã phát hiện được một âm thanh phù hợp với một vụ nổ xảy ra vào ngày 18/6, trùng với thời điểm tàu mất tích và sau đó, các đội tìm kiếm đã thu thập được các mảnh vỡ của tàu.
Tàu lặn Titan mất tích sau khi lặn xuống biển được 1h45. Theo lịch trình, tàu sẽ lặn trong 2h để tới xác tàu Titanic nằm ở độ sâu gần 4.000m dưới mực nước biển. Theo ông Rick Murcar - Giám đốc đào tạo quốc tế thuộc Hiệp hội Thợ lặn hang động quốc gia Mỹ cho biết, ở độ sâu của xác tàu Titanic, áp suất nước cao gấp hàng trăm lần áp suất ở trên bề mặt.
Ông David Corley lý giải, thân tàu Titan làm bằng sợi carbon sẽ nổ tung vào bên trong với tốc độ 2.414 km/h. Con tàu bị nổ trong một phần nghìn giây. Và rằng, vụ nổ dữ dội đến mức các khí dễ cháy như khí oxy trong các thùng chứa của Titan sẽ bốc cháy.
Aileen Maria Marty, cựu sĩ quan hải quân Mỹ - giáo sư Đại học Quốc tế Florida cũng cho biết, tàu lặn Titan bị phá hủy cực kỳ nhanh chóng, đột ngột trong chưa đầy một phần nghìn giây. Bà Aileen nói: "Tất cả mọi thứ tan tành trước khi những người trên tàu nhận biết được vấn đề. Không có đau đớn gì".
Theo hãng tin NBC, giáo sư Blair Thornton ở Đại học Southampton nói: "Toàn bộ quá trình, từ lúc bắt đầu tới kết thúc diễn ra trong chớp mắt, một cú nhấp ngón tay. Tôi nghĩ sẽ không có bất kỳ sự đau khổ hay nhận thức nào về điều đã xảy ra".
Các chuyên gia cho hay, khó có thể tìm thấy thi thể của các hành khách. Ngoài ra, việc tìm kiếm các mảnh vỡ khác của tàu lặn cũng được cho là rất khó khăn vì các dòng hải lưu sẽ mang các mảnh vỡ ra xa phần còn lại của đống đổ nát.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích? Tính đến nay, chiến dịch tìm kiếm tàu lặn mất tích Titan đã tiêu tốn khoảng 1,2 triệu USD của Chính phủ Mỹ, theo ước tính sơ bộ của chuyên gia ngân sách quốc phòng và nghiên cứu của The Washington Post. Máy bay HC-130 Hercules của Lực lượng Tuần duyên Mỹ bay qua tàu L'Atalante của Pháp trên Đại Tây Dương hôm...