Mỹ hoàn toàn có thể hủy diệt radar cao tần Trung Quốc ở Châu Viên
Mỹ hoàn toàn có thể huy diêt trước các radar này, giống như Mỹ sử dụng máy bay trực thăng vũ trang Apache phá hủy radar tần số thấp của Quân đội Iraq.
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) đã công bố một chùm ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc rõ ràng đang xây dựng bất hợp pháp radar cao tần tiên tiến ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Trung Quốc sắp hoàn thành xây dựng bất hợp pháp radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Dư luận Mỹ cho rằng, Trung Quốc triển khai radar cao tần ở đá Châu Viên sẽ tăng cường rất lớn khả năng giám sát của Trung Quốc đối với eo biển Malacca và các tuyến đường chiến lược quan trọng khác.
Thậm chí, loại radar này có thể theo dõi các máy bay có tính năng tàng hình như các máy bay chiến đấu F-22, máy bay ném bom B-2 của Mỹ, đe dọa tự do đi lại của Mỹ ở khu vực.
Triển khai radar cao tần ở đây có thể giúp Trung Quốc tăng cường kiểm soát vùng biển, vùng trời phía nam Biển Đông, tiếp sức cho Trung Quốc áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp, hướng tới độc chiếm Biển Đông trong tương lai.
Triển khai radar cao tần ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một phần trong chiến lược chống tiếp cận do Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông, thực chất là ngăn chặn các nước tiếp cận “sân sau” của Trung Quốc, trong đó có ngăn chặn các hành động tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, radar cao tần ở đá Châu Viên có tính chất nguy hiểm hơn cả hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc triển khai bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm (Đà Nẵng, Việt Nam).
Hệ thống HQ-9 sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự Biển Đông, nhưng các trạm radar cao tần sẽ làm thay đổi lớn cục diện chiến lược ở Biển Đông.
Theo báo chí Trung Quốc, radar cao tần có thể dò tìm được các mục tiêu có khoảng cách xa trên bề mặt trái đất hoăc trên không. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống tàng hình.
Video đang HOT
Radar vô tuyến điện cao tần là một loại công nghệ giám sát biển mới, có các ưu điểm như kha năng quan trăc lơn, phạm vi rông, sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, được cho là một loại thủ đoạn công nghệ cao thường được các nước sử dụng giám sát hiệu quả đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Các nước phát triển đều đã tiến hành đầu tư nghiên cứu phát triển và đã ứng dụng, sử dụng trong nhiều năm.
Trong lĩnh vực quân sự, loại radar này có ưu thế tính năng độc đáo, thông thường có 4 đặc điểm: khoảng cách dò tìm xa (300 – 400 km); khả năng chống tàng hình rất mạnh; có thể xâm nhập tầng trời thấp; đối phó tên lửa chống bức xạ.
Trung Quốc tiến hành bắn thử tên lửa phòng không HQ-9 ở Biển Đông
Dò tìm mục tiêu là một trong những chức năng chủ yếu của radar vô tuyến điện cao tần, đại diện điển hình của loại radar này là hệ thống Overseer của Anh, hệ thống Podsolnukh của Nga và hệ thống SWR-503 của Canada.
Các hệ thống này có đặc điểm là băng thông rộng, công suất lớn (đạt vài trăm kW), hệ thống anten lớn (dài vài trăm m đến vài km), khả năng dò tìm mục tiêu khá mạnh.
Nhìn vào phạm vi dò tìm của loại radar này, rõ ràng, sau khi các trạm radar cao tần xây dựng xong, toàn bộ khu vực phía nam Biển Đông sẽ nằm trong phạm vi do thám của Trung Quốc. Đây là một bước đi rất quan trọng để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Tuy nhiên, loại radar này cũng có rất nhiều điểm yếu như hệ thống quá phức tạp, chi phí nghiên cứu chế tạo cao, tính cơ động và ngụy trang kém, cần có điều kiện bảo đảm tương đối cao, khó có thể triển khai rộng rãi, quy mô lớn.
Mặc dù radar cao tần có thể dò tìm và theo dõi máy bay tàng hình, nhưng nó hoàn toàn không có khả năng dẫn đường chính xác cho vũ khí tấn công.
Radar cao tần có biểu hiện rất kém về xác định đúng khoảng cách, độ cao và phương hướng, nó chỉ có thể giúp cho các bộ cảm biến khác tìm kiếm ở khu vực với phạm vi đại khái nào đó.
The National Interest ngày 23/2 cho rằng, radar cao tần Trung Quốc có thể theo dõi các máy bay tàng hình của Mỹ, nhưng ngươc lai Mỹ hoàn toàn có thể phá giải.
Trong thời chiến, Mỹ hoàn toàn có thể huy diệt trước các radar này, giống như Mỹ sử dụng máy bay trực thăng vũ trang Apache phá hủy radar tần số thấp của Quân đội Iraq trong chiến dịch “bão táp sa mạc” trước đây.
Đến nay, Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động quân sự hóa Biển Đông (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) như xây đảo nhân tạo, xây dựng 3 đường băng sân bay có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu phản lực, triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9…
Trung Quốc đã xây dựng phi pháp hải đăng ở đá Châu Viên (Khánh Hòa, Việt Nam)
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trên nhiều thực thể do Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam như đá Gaven, đá Tư Nghia và đá Gạc Ma đã xuất hiện nhiều công trình như bãi đỗ máy bay trực thăng, kho nhiên liệu, tháp radar, hải đăng, thiết bị thông tin, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời…
Tất cả những hoạt động này đều cho thấy, Bắc Kinh đang ngày càng bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông, coi thường luật pháp quốc tế và các giải pháp chính trị, ngoại giao.
Đông Bình
Theo giaoduc
Trung Quốc có thể đang lắp radar cực mạnh trên đá Châu Viên
Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể đang lắp hệ thống radar cực mạnh trên đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để giám sát tàu bè, máy bay trong khu vực.
Hình ảnh về hệ thống radar mà Trung Quốc có thể đang xây dựng trên Đá Châu Viên. Ảnh vệ tinh chụp ngày 24.1.2016 - Ảnh: CSIS/Digital Globe
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn chính sách uy tín ở Mỹ, nhận định rằng hệ thống radar mới là điều hết sức đáng lo ngại vì nó có thể dùng cho mục đích quân sự để giám sát, kể cả tìm cách kiểm soát những tuyến đường biển quan trọng trên Biển Đông.
Báo Washington Post dẫn lời ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á của CSIS cho rằng hệ thống này được lắp trên Đá Châu Viên, một trong 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp, mở rộng, xây dựng phi pháp trong thời gian qua.
"Nếu đó là radar HF, nó có thể gia tăng rất mạnh khả năng giám sát tàu bè và máy bay ở Biển Đông", ông Poling nhận định. Ông giải thích thêm, Đá Châu Viên là một vị trí chiến lược cho việc lắp radar bởi nó nằm ở cực nam trong số các địa điểm mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa, có nghĩa đó là nơi thích hợp nhất để radar phát hiện và cảnh báo sớm sự xuất hiện của tàu bè hoặc máy bay đang tiến về eo biển Malacca và các cửa ngõ khác, chẳng hạn như Singapore.
Theo chuyên gia Poling, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tham vọng độc chiếm, ngăn cản các nước khác tiếp cận khu vực này của Trung Quốc, chẳng hạn hạn chế hoạt động tự do của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả khả năng đưa quân đi qua khu vực này trong trường hợp có biến ở Đông bắc Á.
Các hình ảnh về hệ thống radar trên Đá Châu Viên được vệ tinh chụp hôm 24.1.2016 vừa qua - Ảnh: CSIS/Digital Globe
Eo biển Malacca - nằm giữa Malaysia và Indonesia - là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất thế giới. Còn Biển Đông nói chung là nơi có 1/3 lưu lượng tàu bè trên thế giới, bao gồm cả các tàu chở dầu của châu Á, đi ngang qua.
Trung Quốc một mặt ngang ngược quân sự hóa các đảo chiếm đóng phi pháp, mặt khác lại tuyên bố chỉ sử dụng chúng cho mục đích dân sự. Ông Poling nhận định, Trung Quốc lại sẽ bảo rằng hệ thống radar kể trên phục vụ cho dân sự, "nhưng cũng giống như anh không cần một đường băng dài tới 3.000 mét để dùng cho máy bay dân sự, thì anh cũng chẳng cần một radar có tần số lớn đến như thế cho mục đích cảnh báo sớm tàu bè thương mại.
Radar có thể dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự, nhưng cũng giống như các cơ sở hạ tầng kép khác ở Trường Sa, giá trị thật sự của hệ thống radar này là phục vụ quân sự. Các radar có khả năng giới hạn hơn mà Trung Quốc lắp đặt trên tất cả các đảo đang kiểm soát ở Trường Sa cũng đều có khả năng quá mức cần thiết nếu nói là để giám sát và đảm bảo an toàn lưu thông dân sự quanh các đảo này".
Thậm chí radar này còn có thể dùng để phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ, theo nhiều thông tin.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Biển Đông - Từ sự ngụy tạo chủ quyền đến vai trò của công pháp quốc tế Hội thảo biển đông lần 7 diễn ra trong hai ngày 23-24.11.2015 tại Vũng Tàu, khi những sự kiện liên quan đến Biển Đông vẫn đang diễn ra dồn dập, có lúc âm thầm nhưng cũng nhiều khi làm sôi sục dư luận. Ba vấn đề cơ bản được nhiều người quan tâm trong hội thảo, đó là vấn đề xây dựng đảo...