Mỹ hoãn tăng thuế với 150 tỷ USD hàng Trung Quốc, chứng khoán Mỹ tăng mạnh
Khoảng 152 tỷ USD hàng hóa trong tông sô hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quôc theo kê hoạch ban đâu sẽ không phải chịu thuê cao hơn.
Ảnh: GettyImages
Phiên ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ việc hoãn tăng thuế với một số mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc từ ngày 1/9/2019.
Gần đây thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm bởi những lo lắng về tác động đến nền kinh tế từ các biện pháp thuế quan.
Thông tin chiến tranh thương mại hạ nhiệt khiến cho nhà đầu tư bớt lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế chững lại và việc Bắc Kinh kiềm chế biểu tình ở Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính và thương mại quan trọng nhất châu Á.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 382,20 điểm tương đương 1,48% lên 26.279,91 điểm và như vậy có phiên tăng cao nhất trong 2 tháng.
Video đang HOT
Chỉ số S&P 500 tăng 43,23 điểm tương đương 1,5% lên 2.926,32 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 152,95 điểm tương đương 1,95% lên 8.016,36 điểm.
Trước đó trong phiên ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones giảm 389,73 điểm tương đương 1,5% xuống 25.897,71 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,56 điểm tương đương 1,2% xuống 2.883,09 điểm. Chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức 7.863,41 điểm tương đương mức giảm 1,2%.
Một số nhà đầu tư tài chính cho rằng thông báo vào ngày thứ Ba của Văn phòng Đại diện Thương mại cho thấy Nhà Trắng Mỹ hiểu rằng chiến tranh thương mại đang gây tổn hại đến người tiêu dùng Mỹ bất chấp việc Tổng thống Trump tuyên bố rằng Trung Quốc đang chịu thiệt hại từ việc thuế tăng.
Đầu ngày thứ Ba, Đại diện Thương mại Mỹ thông báo điều chỉnh mạnh tay kế hoạch tăng thuế lên 10% với khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Các sản phẩm sẽ không phải chịu mức thuế cao hơn từ tháng 9/2019 bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, máy trò chơi, một số loại đồ chơi, máy chủ máy tính, nhiều mặt hàng quần áo và giày dép.
Như vậy có nghĩa khoảng 152 tỷ USD hàng hóa trong tổng số hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc theo kế hoạch ban đầu sẽ không phải chịu thuế cao hơn. Cổ phiếu Apple, một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất từ việc hoãn tăng thuế lần này, tăng đến hơn 4%.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Vinalines lại thua lỗ nặng, "gánh" lỗ luỹ kế "khủng" vượt 3.600 tỷ đồng
Tiếp tục bán tàu và xử lý các tài sản hoạt động không hiệu quả, song trong quý II/2019, Vinalines thua lỗ nặng tới 496 tỷ đồng và nâng lỗ luỹ kế đến 30/6/2019 lên gần 3.641 tỷ đồng.
Vinalines bán tàu nhưng thu về không được bao nhiêu
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - mã MVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 cho thấy tình hình kinh doanh tiếp tục diễn biến không mấy khả quan của "ông lớn" này.
Theo đó, trong quý II/2019, doanh thu hợp nhất của Vinalines ghi nhận đạt hơn 5.562 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm hơn 24% còn gần 2.971 tỷ đồng, người lại, doanh thu khai thác cảng và dịch vụ cảng biển lại tăng hơn 15% lên gần 2.284 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu song giảm mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận gộp trong quý II năm nay của Vinalines đạt 768 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm gần 32% so với cùng kỳ, đạt chưa tới 130 tỷ đồng do ghi nhận các khoản cổ tức được chia theo thông báo ít hơn cùng kỳ năm trước, nhưng chi phí tài chính cũng giảm đáng kể 21%, ghi nhận ở mức gần 348 tỷ đồng, chủ yếu nhờ Vinalines đã thu hẹp chi phí lãi vay. Lỗ từ công ty liên kết, liên doanh tăng nhẹ lên 30,5 tỷ đồng.
Đáng nói là chi phí quản lý doanh nghiệp tại Vinalines vẫn rất lớn. Trong khi chi phí bán hàng tăng đáng kể nhưng số tuyệt đối chỉ hơn 49 tỷ đồng thì chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức gần 384 tỷ đồng dù đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, trong khi thu nhập từ thanh lý tài sản cố định chỉ ở mức hơn 66 tỷ đồng thì Vinalines phải chi phí tới 442 tỷ đồng cho công tác này, tăng gấp 10 lần so với số chi cùng kỳ.
Chi phí khác của Vinalines trong quý 2 theo đó lên tới gần 456 tỷ đồng, gấp gần 7,5 lần cùng kỳ.
Trong báo cáo giải trình, Vinalines cho biết, chi phí khác tăng là do thực hiện thanh lý tài sản (bán tàu) và tiếp tục xử lý các tài sản hoạt động không hiệu quả theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến số lỗ sau thuế gần 424 tỷ đồng của tổng công ty này trong quý 2 vừa qua, lỗ ròng thuộc về công ty mẹ lên tới gần 496 tỷ đồng. Điều này kéo theo lỗ luỹ kế của Vinalines đến 30/6/2019 bị đẩy lên gần 3.641 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2019, Vinalines có tổng cộng gần 26.041 tỷ đồng tổng tài sản và 17.293 tỷ đồng nợ phải trả.
Mặc dù tái cơ cấu mạnh mẽ, song Vinalines hiện vẫn đang có 20 công ty con và 27 công ty liên doanh, liên kết.
Cổ phiếu MVN của Vinalines trên thị trường chứng khoán gần như không có giao dịch, mức giá duy trì tại 14.500 đồng trong suốt nhiều phiên liên tiếp vừa qua.
Theo Dân trí
Nhận định thị trường phiên 14/8: Giữ trạng thái quan sát, duy trì tỷ trọng ở mức thấp Trên đồ thị ngày, VN-Index tiếp tục giữ vững được vùng hỗ trợ 960-970 điểm. Lực cầu bắt đáy gia tăng mở ra cơ hội hồi phục trở lại trong những phiên tới. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 14/8. Tiếp tục giữ trạng...