Mỹ hoãn rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 15.10 thông báo hàng ngàn binh sĩ nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Afghanistan sau năm 2016.
Lính Mỹ tại Afghanistan – Ảnh: AFP
Đây là sự đảo ngược chính sách so với cam kết trước đây về việc rút toàn bộ quân tham chiến trước khi kết thúc năm 2016. Quyết định được đưa ra sau nhiều tháng bàn bạc giữa chính quyền Mỹ và Afghanistan. Mỹ hiện có 9.800 binh sĩ đóng tại Afghanistan và theo kế hoạch sẽ có 5.500 binh sĩ tiếp tục ở lại qua năm 2017.
Và như vậy, cuộc chiến kéo dài 14 năm qua sẽ không kết thúc trong nhiệm kỳ của ông Obama như cam kết của ông trước đây mà sẽ được trao lại cho tổng thống thứ 45 của Mỹ, người sẽ nhậm chức vào tháng 1.2017.
Theo CNN, ngoài việc ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Taliban, các binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục truy quét tàn dư al-Qaeda cũng như huấn luyện cho lực lượng an ninh Afghanistan.
Lực lượng này cũng sẽ tiến hành các chiến dịch chống lại những phần tử của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang hiện diện tại Afghanistan.
Công Chính
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Ảnh: Cảnh thanh bình hiếm hoi trong đổ nát ở thủ đô Syria
Trải qua hơn 4 năm nội chiến đẫm máu, nhiều người dân Syria chia sẻ, họ không còn nhớ hòa bình nghĩa là gì. Nhiều người kỳ vọng, chiến dịch quân sự của Nga sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến đang hủy hoại đất nước họ.
Trả lời phỏng vấn hai nhà báo Nga Nigina Beroeva và Ksenia Bolshakova, nhiều cư dân ở thủ đô Damascus (Syria) cho biết, họ ủng hộ chiến dịch chống khủng bố của Nga và thường xuyên theo dõi tin tức về các hoạt động quân sự của Nga trên truyền hình cũng như báo chí. Trong ảnh, người cha với chiếc chân bó bột đèo con đi qua một khu dân cư bị phá hủy tan hoang ở Aleppo, Syria. Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, cũng có một nhóm cư dân cho hay, họ không ủng hộ việc Nga can thiệp quân sự vào Syria. Trong ảnh, hai người đàn ông đi xe máy qua một bức chân dung lớn của Tổng thống Syria Assad được treo trên tường ở một khu phố giữa lòng thủ đô Damascus. Ảnh RT.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều bày tỏ mong muốn chung đó là chiến tranh, xung đột cần phải được chấm dứt. Họ cũng nhất trí rằng, lúc này, mong muốn đó có thể trở thành hiện thực nhờ sự giúp đỡ của Nga.
Bất ổn ở Syria bắt đầu từ mùa xuân năm 2011 khi những cuộc biểu tình chống lại chính quyền Tổng thống Bashar Assad nổi lên. "Bốn năm trước, khi cuộc xung đột mới chỉ bắt đầu, xã hội Syria chia thành 2 phe - những người ủng hộ tổng thống và những người chống lại ông", một trong những cư dân Syria chia sẻ.
Bạo lực đẫm máu ở Syria leo thang vào mùa hè năm ngoái bởi sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm này đã tuyên chiến với cộng đồng người Shitte, Alawite và Công giáo ở Syria. Trong ảnh, một người đàn ông ôm một cô gái bị thương vừa được giải cứu từ đống đổ nát sau một cuộc pháo kích ở quận Douma, Damascus.
"Các chiến binh IS giết hại các gia đình người Alawite và Công giáo. Chúng thường đột nhập vào nhà và giết chết toàn bộ các thành viên trong gia đình. Đối với chúng tôi, tất cả chúng (các chiến binh IS) là những kẻ khủng bố", Alma, một bác sĩ đa khoa ở Damascus chia sẻ.
Theo các nguồn tin, khu Old City (Thành cổ) ở thủ đô Damascus vẫn thường xuyên bị pháo kích. Tuy nhiên, may mắn, các di sản văn hóa ở trung tâm Damascus vẫn còn nguyên vẹn, không chịu bất cứ thiệt hại nghiêm trọng nào. Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất gần đây là vụ tấn công nhắm vào Đại sứ quán Nga ở Damascus ngày 13.10. May mắn vụ tấn công không làm ai bị thương.
Nhiều cư dân ở Damascus - một trong những thành phố có con người cư trú liên tục lâu đời nhất thế giới - chia sẻ, một ngày thanh bình có thể khiến họ kinh ngạc và sửng sốt bởi họ đã quên mất hòa bình có nghĩa là gì.
Tuy nhiên, bất chấp chiến tranh và xung đột, cuộc sống ở Damascus vẫn tiếp diễn như nó vốn thế. Những tốp bạn bè vẫn tụ tập trò chuyện ở một số quán café...
Một vài câu lạc bộ đêm vẫn mở cửa và các gia đình vẫn thường lui tới Thánh đường Hồi giáo Umayyad - một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới để cầu nguyện...
Ban đầu, 2 nhóm - những người ủng hộ và phản đối chính phủ - gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung. Tuy nhiên, giờ đây, người dân Syria không còn tranh cãi về chính trị nữa. Họ đã chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm chính trị và điều quan trọng là họ đang cùng nhau vượt qua đau thương, mất mát.
"Chúng tôi đều sinh ra và lớn lên ở Syria và đang cùng trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của đất nước chúng tôi", hãng tin RT dẫn lời một cư dân thủ đô Damascus.
Theo Danviet
Syria bác tin hơn 1.000 binh sĩ Iran đến tham chiến Syria hôm qua bác bỏ sự hiện diện quân sự của Iran ở nước này, sau khi có thông tin cho rằng Tehran đã triển khai hơn 1.000 binh sĩ để hỗ trợ cuộc tấn công các nhóm nổi dậy. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Iran. Ảnh: AP Trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình, Bộ trưởng Thông tin Omran...