Mỹ hoan nghênh quyết định không thử hạt nhân của Triều Tiên
Tuy nhiên, Mỹ sẽ đánh giá các hành động của Triều Tiên chứ không phải dựa trên lời nói.
Ngày 11/6, Mỹ lên tiếng hoan nghênh thông báo của CHDCND Triều Tiên sẽ không có kế hoạch tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3.
Cơ sở hạt nhân Yongbyon được chụp từ trên cao (Ảnh : TL)
Video đang HOT
Phát biểu tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định, mặc dù đây là những tín hiệu tốt, nhưng nước Mỹ sẽ đánh giá các hành động của Triều Tiên chứ không phải dựa trên lời nói.
Bà Nuland cũng cho rằng, Triều Tiên cần phải dừng các hành động khiêu khích, đặc biệt là với nước láng giềng Hàn Quốc, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản nghĩa vụ được ghi trong Nghị quyết 1718 và 1874 mà Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra.
Bà Nuland cũng kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán 6 bên trong thời gian sớm nhất./.
Theo VOV
Khủng hoảng chính trị tiếp diễn tại Iraq
Khủng hoảng kéo dài nhiều tháng qua khiến Quốc hội nước này không thể thông qua được bất kỳ luật quan trọng nào
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, vốn đang phải đối mặt với các cáo buộc phá hoại tiến trình hòa bình đã tránh được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, song không vì thế mà cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 6 tháng qua tại nước này được giải quyết.
Hiện trường một vụ đánh bom xe gần khu vực của người Shiite ở thủ đô Baghdad (Ảnh: AFP)
Hồi cuối tuần qua, Tổng thống Iraq Talabani đã bác yêu cầu từ nhiều tuần nay của các nghị sĩ muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Maliki cầm quyền từ năm 2006 và tái cử sau các cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010. Trong một thông cáo, văn phòng Tổng thống Talabani cho biết, cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra do thiếu sự ủng hộ.Thủ tướng Maliki đã hoan nghênh quyết định này và cảm ơn Tổng thống Talabani vì vai trò mang tính "xây dựng" của ông, đồng thời một lần nữa kêu gọi tất cả các đối tác chính trị ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận một cách cởi mở tất cả các điểm còn bất đồng.
Ông Maliki cũng tin tưởng Iraq có thể giải quyết dứt điểm mọi thách thức và khó khăn đang gặp phải. Tuy nhiên, giáo sĩ dòng Shiite, Moqtada Sadr cho rằng, cuộc khủng hoảng tại Iraq mới chỉ bắt đầu.
Ngay sau khi lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq hồi cuối năm 2011, tình hình chính trị Iraq bỗng xoay chuyển bất ngờ theo chiều hướng xấu. Cuộc đụng độ gay cấn giữa Thủ tướng Maliki với Phó Tổng thống Tariq al-Hashimi đang khiến cho chính phủ liên hiệp đa thành phần có nguy cơ sụp đổ, Iraq có thể chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng, rối loạn mất kiểm soát.
Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới hoạt động của các thể chế chính trị của Iraq, cụ thể nhất là việc những tháng qua, Quốc hội nước này không thông qua được bất kỳ luật quan trọng nào, ngoại trừ luật về ngân sách và ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước./.
Theo VOV
Thực hư việc Trung Quốc rút tàu khỏi lòng đầm phá bãi Scarborough Trung Quốc cũng đã dần dần cảm nhận rõ rệt dường như dư luận quốc tế có vẻ nghiêng về phía Philippines trong sự kiện căng thẳng trên bãi cạn Scarborough khi thừa nhận Philippines là kẻ yếu mặc dù Bắc Kinh đến giờ này vẫn khăng khăng cáo buộc Manila là thủ phạm gây ra căng thẳng. Sau gần 2 tháng căng...