Mỹ hoan nghênh Đức điều chiến hạm tới Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Đức điều hộ vệ hạm đi qua Biển Đông thể hiện sự “ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp” trong khu vực.
“Chúng tôi hoan nghênh Đức ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cộng đồng quốc tế đóng vai trò quan trọng trong duy trì một trật tự hàng hải rộng mở”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 3/3.
“Mỹ có lợi ích quốc gia trong duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác”, thông cáo có đoạn.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố trên sau khi các quan chức chính phủ Đức ngày 2/3 thông báo một hộ vệ hạm của nước này sẽ tới châu Á vào tháng 8 và đi qua Biển Đông trên hành trình trở về.
Đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002, song chưa rõ tên của hộ vệ hạm sẽ di chuyển qua đây. Các quan chức Đức cho biết chiến hạm nước này sẽ không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.
Video đang HOT
Hộ vệ hạm Baden-Wrttemberg của Đức trong chuyến thử nghiệm trên biển, tháng 5/2016. Ảnh: Carsten Vennemann .
Phản ứng trước thông tin này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 3/3 cho biết các nước “đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, song không nên sử dụng điều này làm cớ gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của các nước ven biển”.
Các nguồn tin cho biết hộ vệ hạm của Đức có thể tới thăm Nhật Bản và ghé cảng Hàn Quốc cùng Australia, nhằm thể hiện trọng tâm hướng tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Berlin. Đây là động thái hiếm gặp bởi Đức không có lãnh thổ ở khu vực này như Anh và Pháp.
Chính phủ Đức năm 2020 phê chuẩn định hướng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật và thúc đẩy các thị trường mở trong khu vực. Triển khai chiến hạm tới khu vực sẽ là bước đầu tiên trong hiện thực hóa chiến lược trên.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông, bồi đắp, cải tạo, xây dựng tiền đồn quân sự và cho binh sĩ đồn trú trái phép trên các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mỹ từng bác yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông của Trung Quốc, gọi đây là điều “hoàn toàn trái pháp luật”.
Hải quân Mỹ thường triển khai các chiến dịch tự do hàng hải tại Biển Đông, trong đó điều chiến hạm áp sát các thực thể tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi đồng minh triển khai hoạt động tương tự. Pháp hồi tháng 2 cho biết một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một chiến hạm của nước này đã tuần tra tại Biển Đông để “nhấn mạnh quyền tự do hàng hải”.
Đức sắp cho tàu chiến đi qua Biển Đông
Tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Đức sẽ khởi hành đến châu Á trong tháng 8 và đi ngang Biển Đông trên hành trình trở về.
Theo Reuters , đây là lần đầu tiên kể từ năm 2002, Đức cho tàu chiến di chuyển qua Biển Đông. Thông tin này đã được giới chức cấp cao trong chính phủ Đức xác nhận vào ngày 2/3.
Tàu hộ vệ tên lửa hải quân Đức sẽ không đi vào vùng "12 hải lý" của các thực thể trên Biển Đông, theo thông báo của quan chức quốc phòng và ngoại giao Đức.
Theo Frankfurter Allgemeine , tàu hộ vệ tên lửa Đức sau khi hoàn tất hải trình sẽ cập bến Wilhelmshaven. Chuyến đi nhằm tái khẳng định vai trò mà Đức muốn theo đuổi ở khu vực, đã được nêu trong chính sách về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào tháng 9/2020. Chính sách này đã chính thức có hiệu lực thông qua nghị quyết của chính phủ Đức vào năm 2020.
Đức mong muốn củng cố vai trò "tác nhân và đối tác sáng tạo" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Berlin vẫn thường xuyên khẳng định việc siết chặt hợp tác ở khu vực không nhằm mục tiêu chống lại Trung Quốc.
Truyền thông Đức nhận định chuyến hải trình phần nào gửi tín hiệu thách thức các tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đơn phương áp đặt lên gần như toàn bộ Biển Đông. Các tuyên bố phi lý này, bao trùm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đã vấp phải phản đối và lo ngại an ninh trong lẫn ngoài khu vực.
Tàu hộ vệ tên lửa Hamburg, lớp Sachsen, của hải quân Đức đi qua kênh đào Suez vào năm 2013. Ảnh: AFP.
Dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Đức, Frankfurter Allgemeine cho biết Berlin nhìn nhận những biến động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực ngày càng quan trọng về chính trị và kinh tế, sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình trật tự quốc tế tương lai. Việc tăng cường tiếp cận khu vực sẽ đảm bảo những lợi ích của nước Đức.
Giới chức Đức cho biết chuyến hải trình giữa năm nay sẽ củng cố và bảo vệ "những nguyên tắc lẫn giá trị của nước Đức về trật tự đa phương và dựa trên luật lệ, cũng như cam kết của Đức với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển".
Truyền thông Đức cho biết tàu hộ vệ tên lửa sẽ di chuyển đến Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương theo hướng đi qua Địa Trung Hải và kênh đào Suez, sau đó đến khu vực Sừng Châu Phi để tham gia các hoạt động hợp tác chống hải tặc. Con tàu tiếp tục di chuyển qua Ấn Độ Dương và qua eo biển Malacca để đến thăm Australia.
Tàu hộ vệ tên lửa Đức sau đó di chuyển dọc theo Tây Thái Bình Dương, hướng lên bán đảo Triều Tiên, phối hợp cùng các đối tác trong một sứ mệnh giám sát trừng phạt Triều Tiên kéo dài vài tuần. Nikkei Asia tháng 1 cho biết tàu chiến Đức có khả năng ghé thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trên đường trở về cảng Đức, tàu hộ vệ tên lửa sẽ đi qua Biển Đông. Dù giới chức Đức cho biết tàu sẽ không đi vào những vùng 12 hải lý đang bị tranh cãi giữa các bên, Đức vẫn ủng hộ phán quyết Biển Đông vào tháng 7/2016. Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã bác bỏ một số tuyên bố lập trường phi lý từ Bắc Kinh trong đó có cái gọi là "quyền lịch sử" trên Biển Đông.
Đức cảnh báo hành động pháp lý đối với việc chậm giao vaccine ngừa COVID-19 Chính phủ Đức ngày 31/1 đe dọa sẽ có hành động pháp lý chống lại các nhà sản xuất thuốc không cung cấp vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho Liên minh châu Âu (EU) theo đúng kế hoạch, trong bối cảnh căng thẳng về việc chậm trễ giao hàng từ nhà sản xuất vaccine AstraZeneca đang gia tăng. Nhân...