Mỹ hoãn biên chế tàu tác chiến ven biển vì lỗi kỹ thuật
Hải quân Mỹ hoãn biên chế chiến hạm USS Minneapolis-St. Paul sau khi phát hiện ra lỗi thiết kế liên quan đến hệ thống động lực của chiến hạm.
Lễ biên chế tàu tác chiến ven biển USS Minneapolis-St. Paul dự kiến diễn ra vào đầu năm nay, song bị hoãn lại sau khi các kỹ sư phát hiện lỗi trong hệ thống động lực của chiến hạm, hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 1/2. Hải quân Mỹ chưa cho biết thời điểm chiến hạm được biên chế sau khi sửa chữa.
“Khiếm khuyết thiết kế mới phát hiện trên chiến hạm lớp Freedom liên quan đến vòng bi trong bộ ly hợp tốc độ cao của hệ thống tích hợp, buộc nhà thầu công nghiệp và hải quân phải khắc phục cho những chiến hạm đang được đóng và một số tàu đã được biên chế vào các hạm đội”, Alan Baribeau, phụ trách truyền thông cho Bộ chỉ huy Hệ thống Hàng hải của hải quân Mỹ, cho biết.
Chiến hạm USS Minneapolis-St. Paul được hạ thủy tại thành phố Marinette, bang Wisconsin, tháng 6/2019. Ảnh: Lockheed Martin .
Video đang HOT
Chiến hạm Minneapolis-St. Paul thuộc lớp Freedom là tàu tác chiến ven biển thứ 21 của hải quân Mỹ, được hạ thủy tháng 6/2019 và đang trong quá trình hoàn thiện. Minneapolis-St. Paul là một trong những tàu chiến nhanh nhất của hải quân Mỹ, có thể đạt tốc độ tối đa hơn 70 km/h với thủy thủ đoàn 140 người.
Mỹ phát triển tàu tác chiến ven biển để thực hiện các nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven bờ nhằm ngăn đối phương tiếp cận theo đường biển. Hải quân Mỹ sở hữu các tàu tác chiến ven biển thuộc lớp Freedom và lớp Independence.
Các chiến hạm lớp Freedom có lượng giãn nước 3.500 tấn, được trang bị pháo hải quân Mk 110 57 mm, hai pháo Mk 44 30mm, một cụm ống phóng chứa 21 tên lửa phòng không RIM-116, 8 tên lửa RGM-184A chuyên tấn công mục tiêu trên biển và trên bộ. Chiến hạm có thể được trang bị 24 tên lửa AGM-114L để tấn công mục tiêu trên bộ và một tổ hợp vũ khí laser công suất 150 kW.
Chiến hạm lớp Independence có thiết kế hai thân với lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa hơn 80 km/h với cấu hình vũ khí gần giống lớp Freedom. Cả hai lớp tàu tác chiến ven biển của Mỹ đều có thể mang theo một trực thăng MH-60R/S, hai trực thăng không người lái MQ-8B hoặc một chiếc MQ-8C.
Số người tiêm chủng tại Mỹ đã cao hơn số ca dương tính COVID-19
Theo thống kê của Bloomberg Vaccine Tracker, số người Mỹ được tiêm chủng COVID-19 (ít nhất một liều) đã cao hơn số người dương tính với virus. Đây là cột mốc đáng mừng trong nỗ lực chấm dứt đại dịch.
Nhiều người Mỹ buồn ông Biden vì nhận ít tiền trợ cấp COVID-19 Giấy chứng nhận âm tính COVID-19 giả 'tung' giá bao nhiêu? Trung Quốc bắt 80 người bán vắc xin COVID-19 giả
Người dân hạt Menominee, bang Wisconsin, Mỹ, tiêm chủng COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Theo Bloomberg, Mỹ là quốc gia có tốc độ tiêm chủng mỗi ngày nhanh nhất thế giới, tương đương với khoảng 1,35 triệu liều/ngày.
Bloomberg Vaccine Tracker ghi nhận tính tới chiều 1-2, 26,5 triệu người Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19.
Dù vấp phải nhiều khó khăn ở những ngày đầu, trong vòng 6 tuần kể từ khi có vắc xin, khoảng 7,8% người dân Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 liều và 1,8% đã được tiêm xong. Dân số Mỹ hiện có hơn 328 triệu người.
"Điều đáng được ghi nhận là hôm nay, lần đầu tiên, số liệu cho thấy người được tiêm chủng được ghi nhận nhiều hơn số ca nhiễm mới. Đây là điều đáng mừng", bà Paula Cannon, giáo sư vi sinh thuộc Trường Y Keck, ĐH Southern California, nói.
Theo Bloomberg, hiện chỉ có một vài quốc gia đã vượt qua cột mốc giống như Mỹ, trong đó có thể kể đến Israel, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Sau kỳ nghỉ lễ, số ca nhiễm tại Mỹ đã tăng vọt. Tuy nhiên ông Jay Butler, phó giám đốc chịu trách nhiệm bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết các ca COVID-19 mới, trường hợp nhập viện và số trường hợp cấp cứu đã bắt đầu giảm.
Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo virus có khả năng trỗi dậy trở lại, đặc biệt với các biến thể xuất hiện ở Nam Mỹ và Anh. Các nghiên cứu cho thấy một số loại vắc xin có ít khả năng chống lại biến thể mới.
Kể từ khi Mỹ ghi nhận ca dương tính đầu tiên gần Seattle cách đây một năm, 26,1 triệu người tại quốc gia này đã nhiễm virus, 441.000 người đã qua đời, theo ĐH Johns Hopkins.
Mục tiêu hiện tại của Mỹ là đạt được miễn dịch cộng đồng, tức nhiều người Mỹ được bảo vệ nhờ vắc xin hoặc tình trạng lây lan giảm dần rồi ngừng hẳn.
Chuyên gia Mỹ khuyên Nga xóa sổ tàu sân bay duy nhất Nga nên ngừng hồi sinh tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và tập trung đầu tư cho dự án tàu đổ bộ tấn công, theo giới chuyên gia Mỹ. Nguồn tin giấu tên trong Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga cho biết tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ hoàn tất sửa chữa vào mùa hè năm nay và dự kiến ra...