Mỹ hé lộ loại tên lửa đạn đạo Triều Tiên vừa phóng thử
Bộ Chỉ huy chiến lược của Mỹ đã lên tiếng xác nhận việc Triều Tiên thử 3 tên lửa đạn đạo sáng 19.7. Đồng thời, Bộ cho biết, hai trong số này là tên lửa tầm ngắn Scud còn tên lửa thứ 3 là tên lửa tầm trung Rodong.
“Các hệ thống phòng không của Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ đã phát hiện và theo dõi vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Vụ phóng diễn ra gần Hwangju (phía Tây Triều Tiên), bắt đầu với 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud và một tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong được bắn sau đó một giờ” tuyên bố của Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết.
Tên lửa của Triều Tiên trong một buổi diễu binh.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong, được phát triển từ tên lửa Scud từ thời Liên Xô, chiếm phần lớn trong kho vũ khí với khoảng 200 tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên. Tên lửa Rodong có thể phóng đầu đạn nặng một tấn trong phạm vi 2.000 km. Hàn Quốc và phần lớn lãnh thổ Nhật Bản cũng như nhiều khu vực ở Nga, Trung Quốc đều nằm trong phạm vi hoạt động của loại tên lửa này.
Bình Nhưỡng từng bắn một tên lửa Rodong vào tháng 3, lần phóng thứ 2 sau khi phóng hai tên lửa Rodong năm 2014. Nó bay khoảng 800 m và rơi xuống biển.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Không gian vũ trụ Quốc phòng Bắc Mỹ xác định, vụ phóng không đe dọa cho khu vực Bắc Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên án vụ phóng.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa này cũng như các vụ tương tự gần đây của Triều Tiên. Những vụ phóng thử như vậy vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo”, Trung tá Gary Ross, phát ngôn viên Lầu Năm góc nhấn mạnh.
“Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kìm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và thay vào đó, tập trung vào những bước cụ thể để thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế”, ông Ross nói thêm.
Video đang HOT
Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) tin rằng các tên lửa được Triều Tiên thử nghiệm là tên lửa Scud. Chúng bay được quãng đường 500-600 km trước khi rớt xuống biển. Khoảng cách này đủ để vươn tới lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm cả thành phố cảng Busan. Các vụ phóng thử nói trên diễn ra từ lúc 5h45 đến 6h40 sáng 19.7 (giờ địa phương).
Ngay sau khi Triều Tiên phóng thử loạt tên lửa trên, Hàn Quốc đã ra lệnh củng cố hệ thống chống tên lửa ở khu vực đô thị Seoul nhằm tăng cường khả năng chống lại các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng từ Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
Hàn Quốc triển khai một số hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot bên trong và xung quanh thủ đô Seoul để bảo vệ thành phố khỏi các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Trong khi đó, hệ thống chống tên lửa PAC-2 Patriot được đặt tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Gangwon của Hàn Quốc đang được nâng cấp thành hệ thống PAC-3 Patriot tinh vi, hiện đại hơn.
PAC-3 Patriot có khả năng đánh chặn các tên lửa đang bay ở độ cao cao hơn, khoảng 30 – 40 km và có khả năng đánh chặn tốt hơn hệ thống cũ. PAC-2 Patriot chỉ có khả năng đánh chặn tên lửa ở độ cao 15 – 20 km.
Hệ thống chống tên lửa PAC-3 Patriot tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo ngày 31.5.2016.
Sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp vào năm 2018, hệ thống chống tên lửa tại căn cứ ở tỉnh Gangwon sẽ được chuyển tới một căn cứ gần Seoul để bảo vệ thủ đô của Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch thay thế dần dần toàn bộ hệ thống PAC-2 trong và xung quanh Seoul bằng PAC-3 Patriots vào năm 2022.
Vụ phóng tên lửa sáng ngày 19.7 của Triều Tiên được cho là một phản ứng tức giận của nước này trước việc Hàn Quốc và Mỹ quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) vào cuối năm sau nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân gia tăng từ phía Bình Nhưỡng.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng một, theo sau là một loạt vụ phóng tên lửa.
Hồi đầu tháng, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ở Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong. Tuy nhiên quân đội Hàn Quốc cho hay vụ phóng dường như thất bại ngay từ giai đoạn đầu.
Theo Danviet
Mỹ, Nhật, Hàn lần đầu tập trận phòng thủ tên lửa chung
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sắp tổ chức cuộc tập trận phòng thủ tên lửa 3 bên đầu tiên trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo ngày càng tăng từ Triều Tiên.
Một người xem bản tin ở ga tàu Seoul, Hàn Quốc, về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 5. Ảnh: AP
KBS World dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, cuộc tập trận dự kiến diễn ra hôm nay ở vùng biển quanh Hawaii, với kịch bản xoay quanh một vụ phóng tên lửa giả định từ Triều Tiên.
Mỗi nước sẽ triển khai một tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Sejong the Great, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường 7.600 tấn, sẽ tham gia hoạt động này, bên cạnh máy bay không người lái do thám tầm cao mới nhất MQ-9 của Mỹ, có khả năng phát hiện và theo dõi tên lửa.
Cơ quan này nhấn mạnh rằng cuộc tập trận sẽ chủ yếu liên quan tới việc chia sẻ các thông tin cần thiết để phát hiện và theo dõi việc phóng tên lửa của đối phương, bao gồm quỹ đạo của tên lửa được phóng. Tuy nhiên, việc phóng tên lửa đánh chặn thật sẽ không diễn ra.
Trong thời gian tập trận, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ không trực tiếp trao đổi thông tin mà sử dụng Mỹ như một bên trung gian.
Cuộc tập trận phòng thủ tên lửa chung đầu tiên giữa Mỹ và hai đồng minh cho thấy các nước này đang nỗ lực đối phó với năng lực tên lửa ngày càng cao của Triều Tiên.
Tuần trước, Bình Nhưỡng phóng hai tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan và tuyên bố có một vụ phóng thành công. Trước đó, Triều Tiên đã phóng hỏng 4 tên lửa Musudan vào tháng 4 và 5.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết tên lửa có thể bay được 3.500 km, đạt tới bất kỳ mục tiêu nào ở Nhật Bản và lãnh thổ Guam của Mỹ.
Anh Ngọc
Theo VNE
NATO sắp mắc phải sai lầm lớn nhất trong lịch sử? Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp thực hiện một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử nếu tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Bằng hành động này, NATO đang tạo ra nhiều mối đe dọa đến châu Âu hơn là đảm bảo an ninh của khối, theo Jochen Bittner, nhà...