Mỹ hành động lớn tại Bắc Cực sau sắc lệnh thép
Sau khi Tổng thống ký sắc lệnh No66 về an ninh quốc gia, Mỹ liên tiếp có động thái mới, trong đó có diễn tập và tăng lực lượng tại Bắc Cực.
Theo trang Navy News Service, hạm đội tàu ngầm hạt nhân Mỹ vừa khởi động cuộc diễn tập quy mô lớn mang tên ICEX tại Bắc Cực. Theo Phó đô đốc Joseph Tofalo, Tư lệnh của Lực lượng Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ:
“ICEX cho phép chúng ta tập dợt năng lực sẵn sàng tác chiến tại Bắc Cực, tăng thêm kinh nghiệm ở khu vực…và nâng cao hiểu biết của chúng ta về môi trường Bắc Cực”.
Theo nội dung cuộc diễn tập, một doanh trại tạm thời được thiết lập trên bề mặt của một tảng băng trôi, nhằm duy trì sự sẵn sàng của lực lượng tàu ngầm và hỗ trợ các mục tiêu và sáng kiến Bắc Cực.
Trong khi đó, một nội dung khác của cuộc diễn tập ICEX là tìm cách phát hiện và giấu các tàu ngầm đối phương trong điều kiện thay đổi của Bắc Cực hiện nay.
Tàu ngầm tên lửa hành trình USS Ohio Mỹ.
Trước khi lực lượng tàu ngầm hạt nhân thực hiện diễn tập ICEX, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn:
“Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.
Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược;
tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này”.
Video đang HOT
Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: “Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực…, cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới.
Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó”.
Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.
Để thực hiện sắc lệnh này, hồi cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố, nước này cần nâng cấp hệ thống radar ở Bắc Cực nhằm ngăn chặn tên lửa Nga hiệu quả hơn.
Theo ông Carter, radar ở căn cứ quân sự Thule của Mỹ ở đảo Greenland, đã được triển khai từ những năm 1950 và cần phải được hiện đại hoá nếu muốn trở thành một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả.
“Nga có các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Chúng ta cần phải nâng cấp radar để giúp các hệ thống phòng không có thể đánh chặn được hiệu quả các tên lửa tấn công.
Bắc Cực là một trong những nơi các tên lửa đạn đạo sẽ bay qua nếu muốn tới lãnh thổ Mỹ. Do đó, việc cần làm lúc này là nâng cấp cho radar tại đây nhanh nhạy hơn”, theo Bộ trưởng Ashton Carter.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh phiên bản đặc biệt hệ thống Tor
Theo TASS, hãng sản xuất thiết bị quân sự Almaz - Antey đang phát triển phiên bản đặc biệt của hệ thống phòng không Tor để hoạt động tại Bắc Cực.
Almaz - Antey cho biết trong một thông báo: "Các công việc nghiên cứu và phát triển trong dự án tạo ra một phiên bản dành riêng cho môi trường Bắc Cực của hệ thống phòng không tầm ngắn Tor đã được bắt đầu. Đây là công việc được tiến hành dưới hợp đồng được kí kết với Bộ Quốc phòng Nga".
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, để làm ấm cabin của của hệ thống Tor khi hoạt động tại Bắc Cực, công nghệ được áp dụng trong các tàu vũ trụ sẽ được đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, để tránh nhiên liệu bị tác động trong điều kiện khắc nghiệt tại Bắc Cực khiến hệ thống có thể khó hoạt động, một loại vật liệu đặc biệt cũng sẽ được nhà sản xuất sử dụng.
Theo giới thiệu từ phía Nga, Tor (NATO định danh là SA-15 Gauntlet) là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp được trang bị cho cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành có thể hạ mục tiêu ở độ cao thấp - trung trong mọi điều kiện thời tiết.
Tor có thể tiêu diệt chiến đấu cơ, trực thăng, tên lửa hành trình, bom, bom liệng, máy bay không người lái... Trong đó, biến thể Tor-M2U đưa vào phục vụ từ năm 2008, được nâng cao khả năng tác chiến đánh địch trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Xe chiến đấu 9A331 sử dụng khung gầm bánh xích GM-5955 có thể hành quân với tốc độ tối đa 65km/h, cự ly hành trình 500km. Ngoài khung gầm bánh xích, các tổ hợp Tor-M2U của Nga hiện nay thiết kế theo kết cấu module cho phép tích hợp trên khung gầm xe bánh lốp.
Trên xe chiến đấu 9A331 được tích hợp cabin lái đặt ở phía trước và tháp pháo đặt ở trung tâm chứa các hộp đạn tên lửa. Phía trước và sau tháp trung tâm trang bị các hệ thống radar trinh sát, dẫn bắn. Theo một số nguồn tin rò rỉ, tổ hợp Tor-M2U có thể theo dõi cùng lúc đến 40 mục tiêu, tự động đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại lên phương án đánh chặn. Đài radar có thể dẫn bắn cùng lúc vào 4 mục tiêu với số lượng đạn tên lửa không giới hạn.
Tổ hợp tên lửa Tor-M2U được trang bị 12 đạn không đối đất 9M331 đặt thẳng đứng trong các hộp phóng làm bằng hợp kim nhôm. Đạn tên lửa mang đầu nổ phá mảnh và ngòi nổ cận tiếp xúc chủ động cho phép hạ mục tiêu di chuyển ở tốc độ 700m/s, trần bay tối đa 6km, trong phạm vi 12km.
Đặc biệt, Tor-M2U có khả năng bắn loạt ngắn 3 quả đạn chỉ trong 5 giây. Tên lửa 9M331 được thiết kế đăc biêt đê chông lai cac muc tiêu co kha năng thao diễn va tiêt diên phan xa tin hiêu radar nhỏ (ví dụ như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, bom lượn thông minh).
Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng "vừa đi vừa bắn" khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U vốn đã nguy hiểm, nay càng nguy hiểm hơn.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đưa xe tăng M1 tới Bắc Cực để phòng ngừa ai? Việc Mỹ triển khai các xe tăng M1 Abrams tới Bắc Cực được đánh giá là nhằm đối phó với các hoạt động quân sự rầm rộ của Nga tại đây. Trong tháng trước Quân đội Mỹ và các quốc gia thuộc khối quân sự NATO đã có đợt tập quy mô lớn đầu tiên trong năm 2016 mang tên "Phản ứng Lạnh...