Mỹ – Hàn vạch kế hoạch diệt tên lửa phóng từ tàu ngầm Triều Tiên
Sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang vạch một loạt kế hoạch ứng phó, trong đó có cả lựa chọn tấn công phủ đầu các căn cứ tàu ngầm Triều Tiên.
Vụ thử tên lửa của Triều Tiên mới đây khiến Hàn Quốc và Mỹ lo lắng (Ảnh: EPA)
Trong ngày 12/5, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Choi Yoon-hee đã có cuộc gặp với tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc Curtis Scaparrotti để bàn thảo về mối đe dọa này, tờ Chosunđưa tin.
Hiện hai nước đang cân nhắc sử dụng hệ thống vệ tinh do thám và các tàu khu trục lớp Aegis của Mỹ để đối phó với khả năng Bình Nhưỡng tấn công bằng tên lửa từ tàu ngầm.
Một phiên bản dưới nước của cái được gọi là “chuỗi sát thủ”, mà qua đó quân đội có thể phát hiện các dấu hiệu của một vụ phóng tên lửa sắp diễn ra để tấn công phủ đầu phá hủy, có thể bao gồm 3 cấu phần.
Một cấu phần sẽ có nhiệm vụ tấn công tàu ngầm Triều Tiên, cho dù chúng đang nằm trong cảng hay ngay khi vừa ra khỏi cảng. Cấu phần thứ hai sẽ có khả năng phát hiện và tấn công các tàu ngầm trong lòng đại dương, trong khi cấu phần thứ ba sẽ có chức năng chặn bắt và phá hủy các tên lửa phóng từ tàu ngầm ngay sau khi chúng khai hỏa.
Các quan chức quân sự tin rằng biện pháp hữu hiệu nhất sẽ là phá hủy các tàu ngầm khi chúng còn neo đậu trong cảng, do việc phát hiện ra các tàu này khi chúng đã lặn không hề dễ dàng. Hàn Quốc có thể phóng các tên lửa hành trình từ tàu khu trục, tàu ngầm, hoặc huy động các chiến đấu cơ F-15K được trang bị tên lửa không đối hải tầm xa.
Video đang HOT
Tuy vậy, một khi Triều Tiên đã điều được tàu ngầm ra khỏi cảng, các tàu ngầm tấn công lớp 214 của Hàn Quốc hoặc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trong biên chế hạm đội 7 có thể phải nhận nhiệm vụ săn lùng.
Khi tàu ngầm đối phương đi vào lãnh hải Hàn Quốc, các máy bay do thám chống ngầm P-3C và trực thăng Lynx, cùng các tàu khu trục lớp Aegis của Hàn Quốc và Mỹ có thể theo dấu và tấn công.
Trong trường hợp tàu ngầm Triều Tiên vẫn kịp phóng tên lửa, các radar với tầm bao phủ 1000km trên tàu khu trục lớp Aegis, hoặc radar của hệ thống Green Pine trên mặt đất với tầm bao phủ 750km sẽ bắt được mục tiêu.
Hiện Seoul đang cân nhắc mua thêm một hệ thống radar Green Pine từ Israel, để mở rộng vùng bao phủ. Một khi phát hiện tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Triều Tiên, các tên lửa SM-3 trên tàu khu trục Aegis của hải quân Mỹ có thể đánh chặn.
Dù vậy, theo các chuyên gia, những biện pháp này mang đầy tính bất chắc. Bởi Triều Tiên có thể triển khai tàu ngầm bất kỳ lúc nào, khiến việc tấn công phủ đầu rất khó khăn. Ngoài ra việc điều tàu ngầm Mỹ hay Hàn Quốc bao vây gần các cảng của Triều Tiên để chờ cơ hội tấn công cũng khó không kém.
“Biển phía Đông rất sâu, khiến việc theo dấu tàu ngầm Triều Tiên khó khăn, và hoàn toàn không thực tế khi triển khai các tàu khu trục Aegis suốt ngày đêm trên biển”, một quan chức cho biết.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Triều Tiên thử tên lửa, Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc họp khẩn
Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc ngày 9-5 đã họp khẩn cấp trong bối cảnh tình hình Bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, sau khi Bình Nhưỡng hai lần cảnh báo nổ súng nhằm vào tàu Hàn Quốc vi phạm lãnh hải và bắn thử 3 tên lửa tầm ngắn cùng ngày.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết, đây là ngày thứ hai liên tiếp Triều Tiên tuyên bố sẽ "tấn công trực tiếp mà không thông báo trước" nếu bất cứ tàu tuần tra nào của Hàn Quốc xâm phạm lãnh hải của miền Bắc.
Trong thông báo gửi tới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông qua kênh liên lạc quân sự ngày 8-5, Bình Nhưỡng cáo buộc 17 tàu của Hàn Quốc đã xâm phạm lãnh hải của Triều Tiên trong tuần qua. Triều Tiên gọi đây là "khiêu khích quân sự" được thực hiện dưới cái "mác" tuần tra các tàu nước ngoài trong khu vực. Được biết, hải quân Hàn Quốc cũng thường xuyên cho tàu tuần tra vùng biển phía Tây toàn bộ bán đảo Triều Tiên để chặn các tàu đánh cá bất hợp pháp từ Trung Quốc.
Đáp lại tuyên bố từ phía Bình Nhưỡng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Choi Yun-hee ngày 9-5 cam kết sẽ bảo vệ đường biên giới trên Hoàng Hải và đáp trả thích đáng "mọi hành vi khiêu khích" của Triều Tiên.
Phát biểu khi đi thăm trụ sở của một hạm đội hải quân, ông Choi Yun-hee khẳng định, nếu Triều Tiên có hành động khiêu khích, quân đội Hàn Quốc sẽ huy động tất cả lực lượng chiến đấu để đối phó với các vụ tấn công. Ông Choi Yun-hee cũng tổ chức họp khẩn với Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparrotti. Tại cuộc gặp, hai bên khẳng định cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các bước đi liên quan đến Triều Tiên.
Tình hình Bán đảo Triều Tiên càng trở nên căng thẳng sau khi Triều Tiên chiều 9-5 bắn thử ba quả tên lửa chống hạm về vùng biển phía Đông. Các tên lửa này được xác định là thuộc loại KN-1 có tầm bắn 100km.
Triều Tiên đã bắn thử một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hôm 9-5. (Ảnh: Yonhap)
Trước đó cùng ngày, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã bắn thử thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có mặt ra lệnh bắn thử và theo dõi tên lửa được phóng ra từ một tàu ngầm vọt lên không trung.
KCNA mô tả đây là "vũ khí chiến lược cấp độ thế giới", đồng thời nhấn mạnh tên lửa này được phát triển và sản xuất trong nước. KCNA tuyên bố, việc làm chủ công nghệ này sẽ giúp quân đội Triều Tiên có khả năng tấn công và đối phó với các hành động xâm phạm chủ quyền của Triều Tiên, cũng như cho phép tiến hành các chiến dịch trên biển.
Các chuyên gia vũ khí cho biết, việc CHDCND Triều Tiên bắn thành công tên lửa đạn đạo dưới nước đồng nghĩa với việc sức mạnh vũ khí hạt nhân của nước này được tăng cường đáng kể. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự bình luận, vụ phóng thử tên lửa này gây ra lo ngại mới cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Triều Tiên vẫn còn chịu sự trừng phạt của LHQ và bị cấm phát triển hoặc sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Dù chương trình hạt nhân của Triều Tiên còn nhiều điểm chưa thể kiểm chứng, song Bình Nhưỡng được cho là đang sở hữu từ 10 đến 16 đầu đạn hạt nhân. Giới chuyên gia Mỹ còn đưa ra nhận định rằng, Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 100 đầu đạn hạt nhân vào năm 2020.
Phản ứng trước những động thái của Triều Tiên, Mỹ không bình luận về vụ thử tên lửa mà chỉ nhận định các vụ phóng tên lửa sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là vi phạm rõ ràng các nghị quyết của HĐBA LHQ.
Ngày 9-5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các hành động khiến tình hình căng thẳng gia tăng trong khu vực. Triều Tiên cần có các bước đi cụ thể nhằm thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế. "Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không có hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Thay vào đó, Triều Tiên nên tập trung vào việc thực hiện các bước theo hướng tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Trong khi căng thẳng tại biên giới liên Triều vẫn leo thang, Hãng thông tấn Yonhap ngày 10-5 cho biết, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon Sang-Hyun đang ở thăm Nga đã có cuộc gặp ngắn với Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên (Quốc hội), ông Kim Yong-Nam hôm 9-5.
Đây là cuộc gặp cấp cao hiếm hoi bất ngờ giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, Yonhap dẫn lời các quan chức Seoul giấu tên cho hay, hai bên chỉ trao đổi xã giao trong cuộc gặp bất ngờ này sau lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quân và dân Liên Xô đánh bại phát-xít Đức, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo Ngọc Hà
Quân đội Nhân dân
Mỹ sắp triển khai tàu ngầm không người lái Ngay cuối năm nay, hải quân Mỹ sẽ lần đầu tiên triển khai các phương tiện lặn không người lái (UUV) từ các tàu ngầm tấn công lớp Virginia, có thể tham gia dò phá thủy lôi, tuần tra cảng và cứu hộ. Hải quân Mỹ đang tích cực thử nghiệm các UUV mới (Ảnh: Navy) Thông tin được trang tin quân sự...