Mỹ – Hàn thu nhỏ tập trận chung vì Covid-19
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ khởi động cuộc tập trận chung thường niên trong tuần này, nhưng thu nhỏ quy mô để hạn chế nguy cơ lây nCoV.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết đợt tập trận chung Mỹ – Hàn sẽ diễn ra ngày 16-28/8 với quy mô nhỏ hơn các năm trước. Seoul và Washington đã thảo luận kế hoạch tổ chức tập trận trong bối cảnh Covid-19 chưa được kiểm soát và cản trở điều chuyển binh sĩ từ Mỹ đến Hàn Quốc.
Lính Hàn Quốc và Mỹ tập trận mô phỏng trên máy tính năm 2015. Ảnh: USAF.
Đợt tập trận có sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ hai nước, chủ yếu xoay quanh nội dung huấn luyện mô phỏng trên máy tính, thay vì tác chiến thực tế và bắn đạn thật. Hoạt động năm nay có thể kéo dài thêm vài ngày so với những năm trước để bảo đảm phân tán binh sĩ, hạn chế hoạt động về đêm nhằm ngăn ngừa nCoV lây lan.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết kế hoạch diễn tập chưa được hoàn tất. Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) không bình luận về thông tin tập trận.
Các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn thường bị Triều Tiên phản đối với lý do đây là hoạt động “chuẩn bị chiến tranh”. Sự kiện năm nay được kỳ vọng sẽ là cơ hội đánh giá khả năng tiếp nhận quyền chỉ huy thời chiến (OPCON) của Hàn Quốc, nhưng thay đổi trong kế hoạch tổ chức có thể gây khó khăn cho mục tiêu này và cam kết tiếp nhận hoàn toàn OPCON trước năm 2022 của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Hàn Quốc đến nay đã ghi nhận hơn 14.700 ca nhiễm nCoV, trong đó 305 người đã chết. Nước này đang lo ngại nguy cơ bùng phát ổ dịch mới tại thủ đô Seoul.
Mô hình tàu sân bay Mỹ đe dọa 'yết hầu' dầu mỏ thế giới
Mô hình tàu sân bay Nimitz bị Iran đánh chìm ở eo biển Hormuz có thể trở thành hiểm họa với tàu hàng qua huyết mạch dầu mỏ thế giới.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đánh chìm mô hình tàu sân bay Nimitz trong cuộc tập trận quy mô lớn trên eo biển Hormuz hôm 29/7. Sau cuộc tập trận, xác tàu bị bỏ lại ở vùng nước có độ sâu chỉ khoảng 14 m, có khả năng đe dọa an toàn của những tàu thương mại trên tuyến đường biển được mệnh danh là "yết hầu dầu mỏ của thế giới".
"Nó là một thảm họa chỉ chờ xảy ra, gây nguy cơ lớn cho vận tải thương mại. Xác tàu có thể bị sóng nâng khỏi đáy biển và cuốn về phía tây, hướng tới cảng Bandar Abbas của Iran", Paul Edward Roche, chuyên gia hàng hải của Ireland, nhận xét.
Mô hình tàu sân bay Mỹ bị lật nghiêng sau đợt tập trận của Iran. Ảnh: CNES.
Một thuyền trưởng giấu tên cho biết ông thường duy trì khoảng cách tối thiểu 0,5 hải lý với các xác tàu ở vùng biển nông. "Tuy nhiên, vì xác tàu mô hình này có thể thay đổi vị trí, nên việc duy trì khoảng cách tối thiểu một hải lý sẽ phù hợp hơn", thuyền trưởng cho hay.
Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz được Iran chế tạo từ đầu năm nay, trên sàn đáp có 16 mô hình tiêm kích Mỹ. Nó dài khoảng 200 m và rộng 50 m, có kích thước bằng hai phần ba tàu sân bay lớp Nimitz thật. Giới chuyên gia cảnh báo một vụ va chạm giữa tàu hàng với xác tàu mô hình có thể làm hàng nghìn tấn dầu tràn ra biển, gây thảm họa môi trường và đình trệ tuyến vận tải biển, khiến giá dầu trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề.
Eo biển Hormuz là tuyến hàng hải duy nhất kết nối các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới như Kuwait, Bahrain, Iran, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) với Ấn Độ Dương, cũng là tuyến đường chở phần lớn khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar.
Eo biển Hormuz được coi là "yết hầu" của tuyến vận chuyển dầu mỏ thế giới. Đồ họa: Fox News.
Điểm hẹp nhất của eo biển Hormuz chỉ rộng 34 km, còn tuyến vận tải đường biển qua đây chỉ rộng 3 km ở cả hai chiều. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gọi Hormuz là "yết hầu tồi tệ nhất thế giới", đánh giá nó quan trọng hơn cả eo biển Malacca ở Đông Nam Á và kênh đào Suez tại Ai Cập.
Đài Bắc đưa thêm quân tới đảo tranh chấp với Bắc Kinh Lực lượng phòng vệ Đài Loan điều một đại đội thủy quân lục chiến khoảng 200 lính tới quần đảo Đông Sa, khi có tin Trung Quốc đại lục sắp diễn tập. "Các binh sĩ thủy quân lục chiến lên đường tới Đông Sa khoảng một tuần trước và sẽ ở lại đó trong thời gian ngắn, không phải đồn trú lâu dài",...