Mỹ-Hàn lên kế hoạch “ăn miếng trả miếng” với Triều Tiên
Mỹ, Hàn Quốc đã phác thảo kế hoạch cho một biện pháp “ăn miếng trả miếng” với các hành động của Triều Tiên nhằm ngăn chặn sự leo thang thành một cuộc chiến lớn.
Các binh sĩ Hàn Quốc tham gia một cuộc tập trận.
Mỹ và Hàn Quốc đã phác thảo các kế hoạch cho một biện pháp đối phó “ăn miếng trả miếng” với các hành động của Triều Tiên nhằm ngăn chặn sự leo thang thành một cuộc chiến lớn hơn.
Trích dẫn các quan chức Mỹ giấu tên, tờ New York Times ngày 7/4 đưa tin kế hoạch “chống lại sự khiêu khích” kêu gọi một biện pháp đối phó tức thì nhưng tương xứng đối với Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiến hành một vụ tấn công trên bộ hay bằng tên lửa.
Theo kế hoạch trên, bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên sẽ bị đáp trả bằng vũ khí tương tự, tờ báo cho hay.
Nếu Triều Tiều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc có các căn cứ quân sự, kế hoạch sẽ cho phép Hàn Quốc trả đũa nhanh chóng bằng một vụ nã pháo với cấp độ tương tự.
Ông Kim Jang-Soo, trưởng cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, hôm 7/3 cảnh báo rằng Triều Tiên có thể phóng thử tên lửa trong tuần này, trong khi Mỹ trì hoãn một vụ thử nghiệm tên lửa do những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Kim, vụ phóng tên lửa hoặc các hành động khiêu khích khác có thể diễn ra trước hoặc sau ngày 10/4, thời điểm Triều Tiên khuyên các nhà ngoại giao nước ngoài rời khỏi Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Nếu Bình Nhưỡng trong một trong những tên lửa Musudan, giới chức Lầu năm góc khẳng định họ có thể tính toán đường đi của nó chỉ trong vài giây và sẽ bắn hạ tên lửa nếu nó định gây ảnh hưởng Hàn Quốc, Nhật Bản và hoặc đảo Guam, tờ New York Times viết.
Nhưng họ dự định sẽ không làm gì cả nếu tên lửa hướng tới vùng biển quốc tế, tờ báo cho biết thêm.
Theo New York Times, giới chức Mỹ cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không liều lĩnh nhắm tên lửa vào Mỹ và các đồng minh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ khả năng tấn công các tên lửa khi chúng còn ở trên bệ phóng, trừ khi có bằng chứng cho thấy chúng được trang bị đầu đạt hạt nhân, điều mà các quan chức tình báo cho rằng Triều Tiên chưa làm chủ, tờ báo viết.
Theo xahoi
Cận cảnh bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên
Triều Tiên ngày 2/4 đã quyết định khởi động lại cơ sở hạt nhân Yongbyon vốn bị "vô hiệu hóa" từ nhiều năm trước.
Bên trong lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
Theo một thỏa thuận đàm phán 6 bên tháng 10/2007, Triều Tiên đã ngưng tất cả hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Cơ sở này nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng 130 km về phía Bắc.
Triều Tiên đã bắt đầu nghiên cứu hạt nhân vào khoảng cuối những năm 1950. Giữa những năm 1960, quốc gia này thành lập một cơ sở nghiên cứu hạt nhân tại Yongbyon với sự giúp đỡ của Liên Xô và đào tạo số lượng lớn các chuyên gia hạt nhân.
Sau đó, Triều Tiên nhập khẩu một lò phản ứng 800 kW từ Liên Xô, được lắp đặt tại khu Yongbyon, phục vụ những nghiên cứu hạt nhân ban đầu. Từ đó, Yongbyon đã trở thành cơ sở chính trong ngành nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên.
Việc xây dựng lò phản ứng Yongbyon bắt đầu từ năm 1980 và đi vào hoạt động trong năm 1987. Nó có khả năng chiết xuất plutonium, một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất vũ khí hạt nhân từ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu leo thang trong đầu những năm 1990. Mỹ đã ký với Triều Tiên thỏa thuận khung tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 10/1994, cam kết cung cấp cho Bình Nhưỡng 2 lò phản ứng nước nhẹ để đổi lấy việc đình chỉ lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Sau đó, Bình Nhưỡng cho biết, họ đã phong tỏa 8.000 thanh nhiên liệu của lò phản ứng Yongbyon.
Tuy nhiên, Ngày 22/12/2002, Triều Tiên đã khởi động lại hoạt động của lò hạt nhân sau khi cáo buộc Mỹ không thực hiện các cam kết.
Tháng 8/2003, các quan chức Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga ngồi vào bàn đàm phán 6 bên để bàn bạc về vấn đề hạt nhân ở khu Yongbyon.
Ngày 15/7/2007, Triều Tiên thông báo đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ngày 27/6/2008, Triều Tiên đã phá hủy tháp làm lạnh, đánh dấu một bước tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 13/4/2009, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhận được một tuyên bố về việc phóng tên lửa nhà lãnh đạo Triều Tiên vào 5/4 cùng năm. Động thái này đã vi phạm Nghị quyết 1718 và Hội đồng Bảo an yêu cầu Triều Tiên mau chóng nối lại với vòng đàm phán 6 bên.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi đàm phán 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân và sẽ khởi động lại cơ sở hạt nhân để phản đối nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Theo xahoi
Mỹ: Tuyên bố chiến tranh của Triều Tiên là nghiêm trọng Chính quyền Mỹ vừa ra tuyên bố khẳng định lời tuyên bố về tình trạng chiến tranh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Hàn Quốc là "nghiêm trọng." Người dân và binh sỹ Triều Tiên mitstinh ủng hộ lệnh chuẩn bị chiến tranh với Mỹ, Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngày 29/3. Từ Washington, người phát...