Mỹ-Hàn khẳng định nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán
Ngày 12/10, Giám đốc Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã tái khẳng định cam kết can dự với Triều Tiên, theo đó phối hợp nỗ lực để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.
Giám đốc Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon (trái) và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong cuộc gặp ở Washington DC., ngày 12/10/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Mỹ, trong cuộc gặp với ông Suh Hoon ở Washington D.C, ông Sullivan khẳng định rằng Mỹ không theo đuổi chính sách thù địch với Triều Tiên. Tại cuộc gặp, hai quan chức ghi nhận hai bên đã “không ngừng tham vấn về các vấn đề Triều Tiên, trong đó có các nỗ lực ngoại giao ở tất cả các cấp” để can dự với Bình Nhưỡng, kể từ khi Mỹ công bố chính sách đối với Triều Tiên.
Thông báo của Đại sứ quán Hàn Quốc nêu rõ: “Phía Mỹ một lần nữa khẳng định sự chân thành của Washington, rằng họ không theo đuổi chính sách thù địch đối với Triều Tiên và cũng nhắc lại lập trường sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu mà không có điều kiện tiên quyết. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ về những cách thức cụ thể để can dự với Triều Tiên”.
Video đang HOT
Ông Suh Hoon đến Mỹ sau một loạt sự kiện liên quan đến Triều Tiên, trong đó có việc nối lại các kênh liên lạc trực tiếp giữa Seoul và Bình Nhưỡng hồi đầu tháng này. Phát biểu với các nhà báo Hàn Quốc tại Washington, ông Suh Hoon cho biết: “Mỹ bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ đối thoại liên Triều nhằm tạo các đột phá trong tình hình Bán đảo Triều Tiên và đại dịch COVID-19″. Theo quan chức này, Hàn Quốc và Mỹ cùng cho rằng có thể đạt được tiến bộ thiết thực trong việc ứng phó với các điều kiện hiện tại, nếu Triều Tiên tham gia tích cực hơn vào đối thoại giữa hai miền cũng như đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Ông Suh Hoon cũng cho biết ông đã thông báo với phía Mỹ về những nỗ lực của Seoul nhằm chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và tham vấn chặt chẽ với Washington về vấn đề này. Tháng trước, phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng cho rằng việc tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh 1950-1953 này có thể giúp khởi động quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Mỹ hối thúc Triều Tiên nối lại đàm phán
Mỹ khẳng định không có ý định thù địch với Triều Tiên và hy vọng nước này sẽ phản ứng tích cực với đề nghị đàm phán.
"Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định không có ý định thù địch và sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết. Chúng tôi hy vọng Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với nỗ lực tiếp cận này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói hôm qua.
Phát biểu được đưa ra khi quan chức Mỹ được hỏi liệu tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên có thể là điểm khởi đầu quá trình hòa giải liên Triều, hay Bình Nhưỡng cần phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi điều này diễn ra.
Phát ngôn viên Ned Price trong cuộc họp báo hôm 24/9. Ảnh: Yonhap .
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 23/9 kêu gọi chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, đồng thời đề xuất hai miền bán đảo Triều Tiên cùng Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung. Ông cho rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm nhận ra lợi ích khi đối thoại với Washington, nhưng không chắc điều này sẽ diễn ra trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae-song sau đó cho rằng còn quá sớm để tuyên bố kết thúc chiến tranh, vì điều này không đồng nghĩa Mỹ sẽ chấm dứt "chính sách thù địch".
Seoul và Bình Nhưỡng về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh vì Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến chứ chưa có hiệp ước hòa bình. Ngoài Hàn Quốc và Triều Tiên, các bên ký hiệp định đình chiến bao gồm Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn cho Seoul và quân chí nguyện Trung Quốc hỗ trợ cho Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington chưa có nhiều bước tiến đáng kể.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai hồi tháng 2/2019 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng, vì hai bên không đạt được tiếng nói chung về quy mô Triều Tiên phi hạt nhân hóa và việc Washington giảm lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.
Sung Kim, đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhiều lần bày tỏ sẵn sàng gặp các đối tác Triều Tiên "ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào" nhưng Triều Tiên có vẻ thờ ơ với đề xuất này.
Triều Tiên tố Mỹ 'lá mặt lá trái' Triều Tiên cáo buộc Mỹ "lá mặt lá trái" khi chỉ trích Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo, nhưng im lặng trước hoạt động tương tự của Hàn Quốc. "Hành vi này của Mỹ là trở ngại trong cách giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên và chất xúc tác khiến căng thẳng leo thang", bình luận viên quốc tế...