Mỹ-Hàn bất đồng chia sẻ chi phí quân sự
Mỹ và Hàn Quốc vừa kết thúc vòng đàm phán mới nhất về vấn đề chi phí dành cho các lực lượng Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên, song đã không thể đi tới một thỏa thuận.
Các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc hội đàm kéo dài 3 ngày tại thủ đô Seoul để xác định phần đóng góp tài chính của Hàn Quốc nhằm duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), với quân số 28 nghìn 500 người kể từ đầu những năm 1990.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong một chuyến công tác tới Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
Đây là vòng đàm phán thứ 10 giữa hai bên trước khi hiệp định 5 năm về vấn đề này hết hiệu lực vào cuối tháng này. Mỹ và Hàn Quốc hiện vẫn bất đồng về phần đóng góp tài chính của Hàn Quốc, thời hạn thỏa thuận và một số vấn đề gây tranh cãi khác.
Một nguồn tin ngoại giao hôm nay cho biết, hai bên sẽ tiếp tục tham vấn thông qua các kệnh ngoại giao, đồng thời loại trừ khả năng về một vòng đàm phán chính thức khác trong tháng này. Theo nguồn tin, nếu cần thiết, Mỹ và Hàn Quốc sẽ nối lại các cuộc thảo luận vào đầu năm tới.
Video đang HOT
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh, chính phủ Mỹ nhiều lần kêu gọi Hàn Quốc tăng mạnh phần đóng góp tài chính của mình từ 150 tỷ won năm 1991 lên 960 tỷ won để duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc khẳng định, nước này sẽ tiếp tục duy trì lập trường gánh vác chi phí ở một mức độ hợp lý để bảo đảm sự đồn trú ổn định của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.
Theo THU HOÀI/VOV
Mỹ điều tàu tuần dương tên lửa dẫn đường tới sát quần đảo Hoàng Sa
Hải quân Mỹ đã điều tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa, trong một động thái được cho là nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Tàu USS Chancellorsville (Ảnh: US Navy)
Hãng tin CNN dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nathan Christensen ngày 29/11 cho biết Washington ngày 26/11 đã điều tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Chancellorsville di chuyển tới gần quần đảo Hoàng Sa nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và duy trì quyền tiếp cận các vùng biển tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Theo CNN, một tàu của Trung Quốc được cho là đã theo sát tàu hải quân Mỹ trong suốt nhiệm vụ tuần tra.
"Lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hàng ngày, trong đó có Biển Đông. Toàn bộ các hoạt động đều phù hợp với luật pháp quốc tế và thể hiện rằng Mỹ có thể điều máy bay, tàu thuyền tới hoạt đông ở bất cứ nơi đâu luật lệ cho phép", ông Christensen nhấn mạnh.
Quan chức này nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc đảm bảo quyền lợi, sự tự do của tất cả các quốc gia trong việc di chuyển trên vùng biển và vùng trời tuân thủ theo quy tắc và thông lệ.
CNN dẫn một số nguồn tin từ quan chức chính phủ Mỹ nói rằng Bắc Kinh đã ra tuyên bố phản đối về mặt ngoại giao sau nhiệm vụ tuần tra của tàu tuần dương Mỹ.
Trong khi hải quân Mỹ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải trên khắp mọi nơi trên thế giới, Trung Quốc dường như đặc biệt tỏ ra "nhạy cảm" với các nhiệm vụ tại khu vực Biển Đông, do các tàu và máy bay của Mỹ thường tiến tới hoặc bay gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa phi pháp.
Ngoài nhiệm vụ tuần tra của hải quân tại khu vực, không quân Mỹ cũng điều máy bay ném bom B-52 bay qua Biển Đông.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tàu Mỹ đôi lần vướng vào những vụ đụng độ với tàu Trung Quốc.
Hồi tháng 9, một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đã chỉ trích một tàu chiến Trung Quốc thực hiện "động thái không an toàn và thiếu chuyên nghiệp gần đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa".
Theo đó, tàu của Bắc Kinh đã thực hiện hàng loạt động thái gây hấn với cấp độ tăng dần, đồng thời phát cảnh báo yêu cầu tàu Mỹ rời khỏi vùng biển và "áp sát nguy hiểm" khi chỉ cách tàu Mỹ khoảng "41m". Trước tình huống này, tàu Mỹ buộc phải chuyển hướng "để tránh va chạm" trong khi đang di chuyển trong phạm vi 12 hải lý gần đá Gaven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa để thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Business Insider
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc ủng hộ thỏa thuận quân sự liên Triều Tư lệnh Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), Tướng Robert B. Abrams ngày 11/11 khẳng định ông ủng hộ một thỏa thuận quân sự liên Triều nhằm giảm căng thẳng. Theo hãng tin Yonhap, Tướng Abrams, người nắm quyền chỉ huy USFK thay Tướng Vincent Brooks mãn nhiệm hồi tuần trước, đã đưa ra phát biểu trên khi ông đến thăm...