Mỹ gửi thêm tên lửa pháo binh tiên tiến HIMARS cho Ukraine, tăng gấp đôi số lượng
Gói vũ khí mới nhất gồm các Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) sẽ giúp tăng gấp đôi số lượng hiện có của Ukraine.
Ngoài ra còn có 18 tàu tuần tra ven biển và ven sông, hàng nghìn khẩu súng máy, súng phóng lựu, đạn dược.
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) do Lockheed Martin sản xuất tham gia huấn luyện chiến đấu ở Trung tâm Huấn luyện Yakima, bang Washington, Mỹ năm 2011.
Hãng tin AP ngày 23/6 cho biết Mỹ sẽ gửi thêm 450 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm một số hệ thống tên lửa tầm trung bổ sung, để giúp đẩy lùi bước tiến của Nga trong cuộc chiến ở Donbass.
Gói vũ khí mới nhất bao gồm 4 Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS), giúp tăng gấp đôi số lượng hiện có của Ukraine. Trung tá Anton Semelroth, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết cả 4 hệ thống đều đã được bố trí sẵn ở châu Âu và việc huấn luyện các hệ thống này đã bắt đầu với quân đội Ukraine. Bốn hệ thống HIMARS đầu tiên mà Mỹ gửi trước đây đã đến chiến trường ở Ukraine và đang được lực lượng của Kiev sử dụng.
Video đang HOT
Theo Lầu Năm Góc, khoản viện trợ trên cũng bao gồm 18 phương tiện chiến thuật được sử dụng để kéo lựu pháo, cho phép các loại vũ khí này có thể được di chuyển khắp chiến trường. Ngoài ra còn có 18 tàu tuần tra ven biển và ven sông, hàng nghìn khẩu súng máy, súng phóng lựu, đạn dược và một số thiết bị, phụ tùng khác.
Khoản viện trợ mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi Mỹ tuyên bố gửi 1 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, và trong bối cảnh quân đội Nga tiếp tục mở rộng kiểm soát ở khu vực Donbass. Các nhà lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần yêu cầu trang bị các hệ thống tên lửa chính xác, tiên tiến hơn để có thể ngăn bước lực lượng Nga.
Theo các quan chức quân đội Anh và Ukraine, ngày 23/6 quân đội Nga đã chiếm được hai ngôi làng ở miền đông Ukraine và đang chiến đấu giành quyền kiểm soát một đường cao tốc quan trọng trong chiến dịch cắt đường tiếp tế và bao vây các lực lượng tiền tuyến của Ukraine.
Các lực lượng Nga đã bắn phá thành phố Severodonetsk trong nhiều tuần bằng các cuộc không kích và pháo binh, đồng thời giao tranh sát sạt với quân đội Ukraine.
Các hệ thống HIMARS mang lại cho Ukraine khả năng tấn công các lực lượng và vũ khí Nga từ xa hơn, khiến cho quân đội Ukraine ít gặp rủi ro hơn. Các hệ thống này được gắn trên xe tải, chở một container với sáu tên lửa dẫn đường chính xác có thể bắn xa 70 km.
Phải mất khoảng 3 tuần để huấn luyện quân đội Ukraine sử dụng bốn chiếc HIMARS đầu tiên, trước khi các hệ thống này đưa vào trực chiến.
Khoản viện trợ mới nhất là một phần của khoản hỗ trợ kinh tế và an ninh trị giá 40 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng trước và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Và đây là gói vũ khí và thiết bị quân sự thứ 13 được cam kết cho Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Tính chung, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 2 năm nay, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 6,1 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm cả gói mới nhất.
Trung Quốc muốn vượt Mỹ, châu Âu trong cuộc đua thu gom mẫu đá sao Hỏa
Cùng với việc Washington trì hoãn sứ mệnh sao Hỏa đưa các mẫu phẩm trở lại Trái đất, Trung Quốc có thể đánh bại các đối thủ Mỹ và châu Âu trong cuộc đua không gian khi hoàn thành cột mốc quan trọng này.
Tên lửa Trường Chinh 5B, từng phóng tàu Thiên Vấn-1 lên Sao Hoả, trong sự kiện phóng mô-đun trạm vũ trụ của Trung Quốc vào tháng 4. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo đài Sputnik, Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai nhiệm vụ tiếp theo trên sao Hỏa, thu thập mẫu đá và đưa chúng về Trái đất vào tháng 7/2031, trước hai năm so với sứ mệnh chung do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) triển khai. NASA và ESA có kế hoạch triển khai nhiệm vụ lấy mẫu sao Hỏa từ năm 2028 đến năm 2033.
Cụ thể, cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc sẽ sử dụng hai tên lửa Trường Chinh 3B và Trường Chinh 5 để hoàn thành sứ mệnh có tên là Thiên Vấn-3.
Tên lửa Trường Chinh 5 sẽ mang theo một tàu đổ bộ và phương tiện vận chuyển lên sao Hỏa. Theo bài thuyết trình tại lễ kỷ niệm 120 năm thành lập Đại học Nam Kinh, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ sử dụng phương pháp lấy mẫu bề mặt thông minh di động trong sứ mệnh. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ không sử dụng máy dò để thu gom các mẫu đá từ các địa điểm khác nhau, khác biệt so với cách làm của NASA và ESA. Phương tiện vận chuyển sẽ đưa các mẫu đá từ bề mặt sao Hỏa lên tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo sao Hỏa với tốc độ 4,5 km/s.
Trong khi đó, tên lửa Trường Chinh 3B sẽ mang theo một tàu quỹ đạo. Khi phương tiện vận chuyển đưa mẫu đá sao Hỏa lên quỹ đạo, tàu vũ trụ này sẽ kết nối với phương tiện và đưa các mẫu phẩm về Trái đất. Theo như kế hoạch, tàu quỹ đạo sẽ được phóng vào cuối tháng 10/2030 và quay trở lại Trái đất vào tháng 7/2031.
Trước đó, sứ mệnh Thiên Vấn-1 được Trung Quốc triển khai vào ngày 23/7/2020, gồm một tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và tàu thám hiểm, đã đáp xuống Sao Hỏa vào tháng 2/2021. Trong sứ mệnh này, tàu thám hiểm Chúc Dung (Zhurong) đã di chuyển trên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 22/5/2021 và tiến hành khám phá "Hành tinh Đỏ".
Hệ thống tên lửa 'Tia chớp' của Đài Loan phát nổ giữa tập trận Lực lượng phòng vệ Đài Loan ngày 20/6 cho biết vụ nổ xảy ra khi tổ hợp tên lửa Thunderbolt-2000 đang khai hỏa trong khuôn khổ tập trận bắn đạn thật tại huyện Bình Đông ở phía nam. "Tên lửa bị kẹt trong bệ phóng khi hệ thống đang khai hỏa. Nhiên liệu của tên lửa phát nổ gây hư hại cho hệ...