Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19.6 cho biết nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABM) ở giai đoạn giữa, phóng từ mặt đất.
Trung Quốc diễn tập hệ thống phòng không ở sa mạc Gobi. Ảnh QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC/GLOBAL TIMES
Global Times dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vụ thử nghiệm kỹ thuật ABM đã diễn ra vào đêm 19.6 bên trong biên giới Trung Quốc và đã “đạt được mục tiêu”. Thông báo cũng nói vụ thử mang tính chất phòng vệ, không nhắm vào bất cứ nước nào.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc tiến hành thử nghiệm như vậy. Một vụ thử tương tự đã diễn ra vào tháng 2.2021, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó. Đến nay, Trung Quốc đã công bố 6 vụ thử nghiệm kỹ thuật ABM phóng từ mặt đất, lần lượt vào các năm 2010, 2013, 2014, 2018 và 2021. Không rõ giai đoạn đánh chặn trong vụ thử năm 2014 là khi nào trong khi toàn bộ 5 vụ thử còn lại được tiến hành ở giai đoạn giữa.
Video đang HOT
Vụ thử có thể khiến căng thẳng gia tăng tại một khu vực vốn đã chứng kiến nhiều căng thẳng thời gian qua với cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Triều Tiên cũng đã liên tục thử nghiệm tên lửa gần đây, và Mỹ cũng như Hàn Quốc nhận định rằng Bình Nhưỡng có thể sắp tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Một chuyên gia giấu tên nói với Global Times rằng vụ thử mới nhất cho thấy năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang ngày càng đáng tin cậy và giúp củng cố khả năng răn đe của nước này trước các mối đe dọa hạt nhân.
Quá trình bay của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thường bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn tăng đẩy trong đó tên lửa đẩy cung cấp năng lượng cho tên lửa đạn đạo bay lên bầu trời. Thứ hai là giai đoạn giữa, trong đó tên lửa đẩy ngừng hoạt động và tên lửa đạn đạo bay ra ngoài bầu khí quyển. Thứ ba và cuối cùng là giai đoạn tái nhập, trong đó tên lửa đạn đạo quay lại bầu khí quyển và lao vào mục tiêu.
Theo các chuyên gia, việc đánh chặn một ICBM trong giai đoạn giữa là rất khó vì trong giai đoạn này, tên lửa, thường được trang bị đầu đạn hạt nhân, bay lên cao bên ngoài bầu khí quyển với vận tốc rất lớn.
Về mặt kỹ thuật, có thể dễ dàng đánh chặn một tên lửa đạn đạo trong giai đoạn đầu vì tên lửa vẫn ở gần mặt đất và tăng dần tốc độ, nhưng rất khó để tiếp cận bãi phóng thường nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương. Trong giai đoạn cuối, việc đánh chặn cũng gặp nhiều thách thức vì tên lửa lao xuống rất nhanh.
Mỹ bất ngờ dừng phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới
Các nguồn tin cho biết dù dừng phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới thì Mỹ vẫn có thể duy trì đủ năng lực răn đe hạt nhân đối với Nga, Trung Quốc.
Tên lửa Minuteman III (LGM-30G) của Mỹ. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
Tờ Nikkei Asia ngày 4.4 dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này sẽ dừng phát triển một loại tên lửa hành trình hạt nhân mới.
Tên lửa hành trình được cho là có độ chính xác cao hơn tên lửa đạn đạo và chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã đặt kế hoạch phát triển vũ khí mới nhằm tăng cường năng lực hạt nhân của Mỹ.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho rằng Mỹ không chỉ có thể vẫn duy trì đủ năng lực răn đe đối với Nga và Trung Quốc mà còn có thể thúc đẩy phong trào giải giới hạt nhân khi hủy dự án tên lửa hành trình mới.
Dự kiến Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra Báo cáo Đánh giá vị thế hạt nhân (NPR) - bộ hướng dẫn về chính sách vũ khí hạt nhân trong tháng này.
Báo cáo trước đây tập trung vào việc Mỹ sẽ phát triển các tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ biển, có tầm bay thấp và đầu đạn hạt nhân mức độ thấp với sức nổ ít hơn. Hai vũ khí này được chính quyền ông Trump theo đuổi nhằm răn đe Nga, Trung Quốc và dự định chỉ trang bị cho tàu ngầm. Theo đó, vũ khí này sẽ được dùng để tấn công giới hạn tại các căn cứ quân sự hoặc cơ sở trọng yếu của đối phương chứ không phải các trung tâm đô thị.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đương nhiệm cho biết nước này đã có đủ lực lượng hạt nhân đa dạng nhằm răn đe việc sử dụng giới hạn các vũ khí hạt nhân của đối phương, trong đó đặc biệt là tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ phóng từ tàu ngầm.
Theo một nguồn tin khác biết về báo cáo, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục duy trì đầu đạn hạt nhân "công suất thấp" nhằm răn đe Nga và Trung Quốc. Hải quân Mỹ đã trang bị các vũ khí hạt nhân loại này trên tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm (SLBM) từ đầu năm 2020.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, bộ 3 hạt nhân của nước này gồm khoảng 400 tên lửa Minuteman III (LGM-30G), các tên lửa đạn đạo từ 14 tàu ngầm lớp Ohio và các máy bay ném bom gồm 46 chiếc B-52H Stratofortress và 20 chiếc B-2A Spirit.
Nghi vấn Trung Quốc giúp đồng minh của Mỹ ở Trung Đông chế tạo tên lửa Truyền thông Mỹ nghi ngờ rằng, đồng minh thân cận hàng đầu của nước này ở Trung Đông, Ả rập Xê út, đang chế tạo tên lửa đạn đạo với sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Hình ảnh vệ tinh đặt ra nghi vấn Ả rập Xê út đang sản xuất tên lửa đạn đạo với sự hỗ trợ từ Trung Quốc (Ảnh:...