Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để hỗ trợ Ai Cập chống khủng bố
Tổng thống Obama đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Ai Cập và cho phép cung cấp một lô vũ khí Mỹ trị giá 1,3 tỉ USD, vốn đã bị đình chỉ sau cuộc đảo chính năm 2013 ở nước này. Hiện quân đội Ai Cập đang phải chiến đấu chống lại các phần tử khủng bố Hồi giáo ở Yemen và Libya.
Lô vũ khí bao gồm 12 chiến đấu cơ F-16, 20 tên lửa chống hạm Harpoon và 125 phụ kiện nâng cấp cho xe tăng M1A1. Lệnh cấm vận vũ khí được Mỹ áp đặt sau khi quân đội nước này lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi vào tháng 10-2013.
Ai Cập đang tham gia và các chiến dịch chống khủng bố trong khu vực
Trong một cuộc điện đàm vào hôm 31-3, Tổng thống Obama nói với người đồng cấp Ai Cập Abdelfattah al-Sisi rằng gói hỗ trợ quân sự hàng năm trị giá 1,3 tỉ USD sẽ tiếp tục được thực hiện, tuy nhiên, Mỹ muốn thay đổi nó bằng việc ngừng bán vũ khí theo kiểu nợ trả sau, bắt đầu từ năm 2018.
Các thiết bị quân sự từ Mỹ sẽ được sử dụng trực tiếp trong những nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới và hàng hải, cũng như chống lại các hoạt động khủng bố tại bán đảo Sinai. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ bảo dưỡng những loại vũ khí mà Ai Câp đang sử dụng.
Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng Mỹ quan ngại về việc Ai Cập bắt giam các nhà hoạt động tư tưởng chân chính và hối thúc chính phủ nước này tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng khẳng định rằng việc nối lại hoạt động hỗ trợ quân sự không có nghĩa là Mỹ đang hài lòng với vấn đề dân chủ ở Ai Cập.
Không quân Ai Cập đã ném bom vào các vị trí ở miền đông Libya vào tháng 2, sau khi các phần tử tự xưng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu 21 con tin người Ai Cập. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng tham gia và chiến dịch “Decisive Storm”, khởi động từ tuần trước bởi Ả-Rập Saudi nhằm chống lại phiến quân Houthi đang nắm quyền kiểm soát ở Yemen.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Báo Mỹ: Đã đến lúc bán vũ khí cho Việt Nam
Báo Wall Street Journal ngày 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia Mỹ về an ninh châu Á, nêu ý kiến đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là "phản ứng cơ bắp" của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong khu vực.
Tác giả bài báo này là ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS); và ông Patrick M. Cronin, cố vấn cao cấp và Giám đốc cấp cao của Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương (thuộc CNAS).
Theo bài báo, khi Trung Quốc đưa giàn khoanvào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, một lần nữa nước này đã coi thường các quy tắc đã được chấp nhận rộng rãi và tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn trên Biển Đông. Washington và các đối tác châu Á đang phải vật lộn để điều chỉnh một phản ứng thích hợp với hành vi này.
Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion của Mỹ tuy đã cũ nhưng được nhiều nước sử dụng, vì đó là công cụ phòng thủ trên biển hữu hiệu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Mỹ có một lợi ích trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và thúc đẩy một hệ thống mở và dựa trên luật lệ ở khu vực vốn đã cho phép các nền kinh tế châu Á phát triển. Nhưng với việc Trung Quốc bảo vệ giàn khoan dầu cùng các lớp tuần tra của tàu quân sự, tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá, mối nguy hiểm của sự leo thang đã rõ ràng.
Việc đâm tàu của đối phương là một chiến thuật thông thường, và một tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Mỹ phản ứng với những hành vi cưỡng bức đó của Trung Quốc bằng cách nào cho hiệu quả ?
Câu trả lời nằm trong mối quan hệ với Việt Nam. Năng lực tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đang bị đe doạ bởi sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trong khi Washington và Hà Nội đã có những bước khiêm tốn để bình thường hóa quan hệ quân sự thông qua các cuộc tập luyện chung và đối thoại chiến lược, Mỹ nên thực hiện các bước bổ sung để tăng cường khả năng tự vệ của Việt Nam. Quan trọng nhất, Mỹ nên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Máy bay Scorpion của Mỹ tại triển lãm hàng không Farnborough (Anh).
Phạm vi và chủng loại hỗ trợ quân sự trực tiếp của Mỹ cho Việt Nam phải được liên kết với những cải tiến có thể ở vài lĩnh vực. Nó cũng nên được giới hạn ở những loại vũ khí phòng thủ hữu ích nhất trong việc đối phó sự tấn công từ bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống cảnh báo hàng hải, tàu hộ vệ và các tàu thuyền khác, và vũ khí chống hạm.
Trong buổi điều trần gần đây trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Đại sứ Mỹ đang được đề cử tại Việt Nam, ông Ted Osius đã cho thấy dấu hiệu sẵn sàng của chính quyền Obama xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Hiện dự thảo về việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương này đang được lưu hành ở Quốc hội Mỹ. Chính quyền Obama có thể tự dỡ bỏ lệnh cấm này, kể từ khi lệnh cấm hiện tại được gắn với một sắc lệnh và không điều chỉnh theo luật pháp Mỹ. Tuy nhiên, một sự chứng thực mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ đi cùng với hành động của hành pháp sẽ đại diện cho hình thức mạnh nhất của hành động này.
Ông Theodore Osius III (trái), đang được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ giúp tăng cường năng lực răn đe của Việt Nam khi nước này đang chịu áp lực gia tăng từ nước láng giềng. Điều này cũng hoàn toàn tự nhiên nối tiếp quyết định vào năm 2007 của chính quyền Bush cho phép xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng không gây chết người sang Việt Nam.
Việc bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam cũng sẽ củng cố các yếu tố khác của mối quan hệ song phương Việt - Mỹ, trong đó có chuyến viếng thăm cảng của Hải quân Mỹ và sự hợp tác ngoại giao với các nước có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đôngnhư Malaysia và Philippines.
Điều này sẽ không chỉ đại diện cho một bước tiếp theo hợp lý trong lộ trình dài hướng tới việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, mà cũng có thể phục vụ như một chất xúc tác tiềm năng cho việc mở cửa hơn nữa của Việt Nam.
Những tiến bộ thực hiện bởi hai nước kể từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ là rất phi thường. Từ chỗ là kẻ thù, năm ngoái (2013) hai nước đã ký Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, nhằm nâng cao năng lực hàng hải và đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương.
Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước đàm phán hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hà Nội ủng hộ một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, và duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Washington.
Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam tối 15/7/2014 sau hơn 2,5 tháng hạ đặt trái phép. Ảnh: Độc Lập.
Trong khi đó, những động thái mới nhất của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Việt Nam sẽ khó có thể là cuối cùng. Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đưa các giàn khoan dầu, tàu cá, lực lượng hải quân và không quân đến khu vực này. Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác tài nguyên, áp đặt luật lệ của mình, yêu sách đòi các vùng đất, và cố làm cho tuyên bố trắng trợn sở hữu của Biển Đông thành hiện thực.
Mỹ cần cách tiếp cận ngoại giao cơ bắp hơn đối với hành vi xấu này của Trung Quốc. Và một phần của phương pháp tiếp cận này là phải cộng tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, một trong số ít các quốc gia kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình.
Trong bốn thập niên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh đã trở thành đối tác mới, trong một môi trường chiến lược đang biến đổi bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ và Việt Nam đều tìm kiếm các mối quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh cũng như cùng chống lại các hành vi thái quá của Trung Quốc, nhưng cũng phải thừa nhận rằng khả năng tự vệ là rất quan trọng khi đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc. Bây giờ là lúc Mỹ giúp Việt Nam tự vệ.
TheoThanh niên
Ứng viên đại sứ Mỹ muốn bỏ lệnh cấm vận vũ khí với VN Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho hay, có thể đã tới lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí gây chết người đối với Việt Nam. Theo đó, trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 17/6, ông Ted Osius, người được Tổng thống Obama đề cử giữ chức Đại sứ Mỹ tại...