Mỹ giúp Ấn Độ thoát Nga, đấu Trung
Công nghệ tàu sân bay Mỹ sẽ giúp Ấn Độ đối phó với Trung Quốc và thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.
Bom tấn
Ngày 3/4, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho biết Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ việc bán các công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ, trong đó có hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay của Tập đoàn General Atomics. Đây là tuyên bố công khai và trực tiếp nhất tới khả năng hợp tác được đánh giá là “bom tấn” giữa Mỹ và Ấn Độ.
Giám đốc Chương trình Mua sắm Vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall đã bày tỏ lạc quan trước viễn cảnh Washington và New Dehli hợp tác phát triển một tàu sân bay cho Ấn Độ.
Ông Frank Kendall cho biết giới chức Mỹ ủng hộ khả năng Ấn Độ có được Hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS) do General Atomics nghiên cứu phát triển. Theo ông, không có bất kỳ trở ngại nào nếu Ấn Độ muốn sở hữu những công nghệ tàu sân bay của Mỹ. Vấn đề này sẽ do một nhóm chuyên viên chung của hai nước phụ trách giải quyết.
EMALS được Mỹ sử dụng cho các tàu sân bay tối tân lớp Gerald Ford
Tuyên bố của phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đang muốn sử dụng các công nghệ tối tân của Mỹ để “nâng tầm” một tàu sân bay đang trong kế hoạch phát triển của nước này.
Giới chuyên gia đánh giá hệ thống EMALS là một trong những công nghệ tàu sân bay tân tiến nhất hiện nay vì nó thay đổi hoàn toàn phương thức phóng máy bay trên các tàu sân bay. Trung Quốc từ lâu luôn muốn sử dụng loại công nghệ này cho tàu sân bay của mình, song yêu cầu công nghệ chưa cho phép.
Hệ thống EMALS sẽ giúp các máy bay cất cánh trên một đường băng bằng phẳng với tốc độ nhanh hơn và cải thiện hiệu quả hoạt động của máy bay. Bước đi này của Ấn Độ được nhìn nhận là nhằm làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Mỹ và đối trọng với tầm ảnh hưởng về quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Thực tế, từ trước đó, Mỹ đã chủ động đề xuất giúp đỡ Ấn Độ có được các công nghệ tàu sân bay. Đề xuất đã được nêu trong Tuyên bố chung Ấn-Mỹ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama (ngày 25-27/1), với ngụ ý rằng Washington sẵn sàng giúp Ấn Độ tăng cường lực lượng Hải quân.
Video đang HOT
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng công khai bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn và từng tiết lộ một “thỏa thuận lớn” có thể triển khai để mở rộng hợp tác quân sự và công nghệ quốc phòng giữa hai nước.
Mũi tên trúng 2 đích
Các quan chức quốc phòng và công nghiệp Mỹ cho rằng do những yếu tố nhạy cảm về bán công nghệ EMALS hiện đại cho Ấn Độ nên bất cứ chuyển biến lớn nào về hợp tác trong sản xuất tàu sân bay giữa hai nước chưa thể sớm diễn ra.
Ấn Độ và Mỹ có thể phải mất ít nhất một thập niên nữa để triển khai hợp tác về tàu sân bay, song sự song bước đi này đang giúp Ấn Độ tự chủ hơn cả về mặt chiến lược và công nghệ. Nó không chỉ tạo ra đối trọng chống lại sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, mà còn thể hiện sự chuyển hướng của Ấn Độ khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào Nga về thiết bị quân sự.
Tàu sân bay INS Viraat (trên) và INS Vikramaditya của Ấn Độ
Sau nhiều năm thờ ơ, Hải quân Ấn Độ – dưới thời của Thủ tướng Narendra Modi – đang tích cực hiện đại hóa. Năm 2014, Hải quân Ấn Độ đã đưa vào phiên chế một tàu sân bay cũ được đại tu từ Nga để thay thế chiến tàu sân bay đang bị “lão hóa” của Anh có thể “giải nghệ” vào năm 2018.
Ngay sau khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014, Thủ tướng Modi đã thông qua quyết định cấp tài chính để đóng thêm một tàu sân bay trong nước, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2018. Theo tiết lộ ban đầu, tàu sân bay này có tên là INS Vishal trọng tải 65.000 tấn
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Thủ tướng Modi cũng đã thông qua các kế họach của quân chủng Hải quân về việc đóng một tàu sân bay lớn nhất của Ấn Độ. Đây có thể là chiếc tàu sẽ được chế tạo theo công nghệ của Mỹ.
Tuyên bố chung Ấn-Mỹ nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama đã đề cập đến việc thành lập một “nhóm làm việc để thăm dò về thiết kế và chia sẻ công nghệ chế tạo tàu sân bay”. Các quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết điều này có thể dẫn tới sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay INS Vishal trọng tải 65.000 tấn.
Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói: “Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất hiện đang có những tàu sân bay lớn hoạt động, cho nên chúng tôi đang xem những gì họ có thể cung cấp”.
INS Vikrant đang trong quá trình hoan thiện là chiếc tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự đóng
Cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Arun Kumar Singh cho biết các nhà lập kế hoạch Hải quân Ấn Độ muốn có một tàu sân bay mà máy bay hạng nặng hơn có thể cất-hạ cánh và cách duy nhất để làm được điều đó là những tàu sân bay có sàn phẳng của Mỹ chứ không phải sàn tàu sân bay có độ dốc của Nga. Ông cho rằng Mỹ sẽ đồng ý giúp Ấn Độ thiết kế loại tàu như vậy và sẽ thuyết phục Ấn Độ mua thiết bị phóng máy bay để trang bị trên tàu sân bay này.
Cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Ravi Vohra cũng cho biết mục tiêu cuối cùng của Hải quân Ấn Độ là phát triển một hạm đội gồm 5 tàu sân bay, vừa lớn vừa nhỏ.
Đối với Ấn Độ, nếu được sử dụng công nghệ hiện đại của Mỹ để chế tạo sân bay lớn sẽ là một bước tiến lớn. Các sàn tàu sân bay với độ dốc hiện nay của Ấn Độ chỉ cho phép máy bay hạng nhẹ cất-hạ cánh và số lượng máy bay trên tàu cũng ít hơn.
Với hệ thống EMALS trên một sàn phẳng, các nhà lập kế hoạch Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ tăng số lượng máy bay trên INS Vishal từ 34 lên 50 chiếc và máy bay phản lực chiến đấu có tầm xa cũng như máy bay cảnh báo sớm có thể triển khai trên tàu.
Đông Triều
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ quyết chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc
Ấn Độ đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới tàu sân bay nội địa nhằm tạo sự cân bằng với sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay INS Viraat sẽ nghỉ hưu từ năm 2016 để lại một khoảng trống lớn trong việc triển khai sức mạnh trên biển của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia
The Times Of India đưa tin, Hải quân Ấn Độ đã lên kế hoạch cho tàu sân bay INS Viraat nghỉ hưu vào năm 2016 sau 56 năm phục vụ. Tàu sân bay này chỉ có khả năng triển khai hoạt động 11 máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier cùng một số máy bay khác.
INS Viraat không phải là một giải pháp khả thi ở mặt chiến lược hay kinh tế để tiếp tục duy trì hoạt động. Khi tàu sân bay này bị loại khỏi biên chế, Hải quân Ấn Độ chỉ còn tàu sân bay INS Vikramaditya nhập khẩu từ Nga. Do đó Ấn Độ cần đẩy mạnh tốc độ phát triển một tàu sân bay nội địa lấp vào khoảng trống mà INS Viraat để lại.
Giới lãnh đạo quân đội Ấn Độ và các chuyên gia đang đề xuất kích thước, hệ thống động lực cho tàu sân bay mới. Theo The Diplomat, Ấn Độ sẽ đóng mới tàu sân bay INS Vishal với lượng giãn nước khoảng 65.000 tấn. Điểm đặc biệt của tàu sân bay này là hệ thống phóng máy bay bằng điện từ EMALS do Mỹ phát triển.
EMALS cho phép triển khai máy bay với tốc độ nhanh hơn và dễ dàng hơn so với các tàu sân bay đang có của Ấn Độ. Ngoài ra, tàu sân bay INS Vishal sẽ có hệ thống thu hồi máy bay tương tự như loại sử dụng trên hàng không mẫu hạm Nimitz của Mỹ. Hệ thống này cho phép tàu sân bay Vishal triển khai các máy bay chiến đấu hạng nặng hoặc các máy bay trinh sát cánh cố định.
Tàu sân bay hạng nhẹ INS Vikrant do Ấn Độ tự đóng mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018 hoặc 2019. Ảnh: Business Insider
The Times Of India ước tính, tàu sân bay INS Vishal cần phải hoàn thành trong thời gian từ 10-12 năm. Quá trình phát triển tàu sân bay này nhiều khả năng sẽ nhận được sự trợ giúp đáng kể từ Mỹ theo một thỏa thuận song phương.
Ngoài Vishal, Ấn Độ đang đóng mới một tàu sân bay nhỏ hơn mang tên INS Vikrant. Quá trình đóng mới tàu sân bay này cơ bản đã hoàn thành. Hải quân Ấn Độ dự định đưa tàu sân bay INS Vikrant vào hoạt động từ năm 2018 hoặc 2019. Ấn Độ đang kỳ vọng sẽ xây dựng 5 tàu sân bay ở các lượng giãn nước khác nhau để củng cố vị thế ở Ấn Độ Dương.
Kế hoạch phát triển tàu sân bay nội địa của Ấn Độ phản ánh sự cạnh tranh với sự phát triển không ngừng của Hải quân Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư xây dựng các hải cảng ở Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar. Những hải cảng này cho phép các tàu buôn, tàu chiến hoặc tàu ngầm của Trung Quốc có bến cảng an toàn dọc theo Ấn Độ Dương.
Gần đây, Ấn Độ đang nghi ngờ Trung Quốc tiến hành xây dựng một cảng cho tàu ngầm tại Colombo, gần Sri Lanka. Những lo ngại đã dấy lên về việc Bắc Kinh đang cố gắng xây dựng một "chuỗi ngọc trai" dọc theo Ấn Độ Dương nhằm thiết lập ưu thế về hải quân và thương mại ở sân sau của Ấn Độ.
Trung Quốc đang hy vọng sẽ có 2 tàu sân bay hoạt động vào năm 2020. Việc đóng mới các tàu sân bay cùng kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương của Trung Quốc có thể khiến hai cường quốc bị cuốn vào một cuộc đối đầu nhằm kiểm soát ưu thế hàng hải.
Theo_Zing News
Mỹ giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay đối phó Trung Quốc Mỹ sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Ấn Độ trong quá trình đóng tàu sân bay INS Vishal để có thể răn đe được Trung Quốc. Mỹ sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Ấn Độ trong quá trình đóng tàu sân bay INS Vishal, để có thể răn đe được Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tờ Manorama Online của Ấn Độ cho...