Mỹ giáng đòn trừng phạt Trung Quốc vì luật an ninh Hong Kong
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ hạn chế thị thực với các quan chức Trung Quốc mà Washington cho là có liên quan tới việc phá hoại quyền tự trị của Hong Kong.
Ông Pompeo nói thêm rằng, những người bị siết visa là các quan chức đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa phá hoại mức tự trị cao của Hong Kong. Thành viên gia đình của họ cũng có thể sẽ phải chịu các hạn chế trên.
“Mức độ tự chủ cao của Hong Kong và việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung Trung-Anh cũng như việc tôn trọng nhân quyền có tầm quan trọng cơ bản. Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi chính quyền Trung Quốc để phản ứng trước các mối lo ngại này”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, động thái này phần lớn mang tính biểu tượng nhưng có thể là lời gợi mở cho các biện pháp trừng phạt tới đây của Washington trong nỗ lực ngăn Bắc Kinh thông qua luật an ninh với Hong Kong.
Ngoài ra, do dịch COVID-19 cũng như các hạn chế mà Mỹ áp đặt hiện tại với các chuyến bay và khách du lịch Trung Quốc, sẽ có ít quan chức tới thăm Mỹ vào lúc này, qua đó hạn chế số người mà Mỹ có thể cấm.
Video đang HOT
Washington trước đó nhiều lần chỉ trích dự luật an ninh Hong Kong, khẳng định đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang làm xói mòn tự do của thành phố này. Đáp trả, Trung Quốc cảnh báo Washington không can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia này.
Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ trong vài tháng gần đây phát đi các tín hiệu cho thấy họ sẵn sàng trừng phạt Trung Quốc trên nhiều mặt trận liên quan tới dự luật này.
Mới đây nhất, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật “Đạo luật tự chủ Hong Kong” có thể giúp chính quyền của Tổng thống Trump trừng phạt các quan chức Trung Quốc cũng như các ngân hàng và công ty làm ăn với họ.
Chỉ trích động thái mới của Washington, Hu Xijin – Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo viết trên Twitter: “Đừng ái kỷ nữa. Giờ đây làm gì còn người Trung Quốc nào muốn đến đất nước đang trải qua đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất là Mỹ”.
Trước đó hôm 20/6, Bắc Kinh tiết lộ chi tiết dự thảo luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, mở đường cho những thay đổi lớn với thành phố này kể từ năm 1997.
Theo dự thảo luật, chính quyền Hong Kong sẽ tăng cường nỗ lực giám sát và quản lý các trường học và những nơi có liên quan tới an ninh quốc gia. Hong Kong sẽ thành lập một ủy ban để bảo vệ an ninh quốc gia.
Cũng theo luật mới, các hành vi ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố và thông đồng với các lực lượng bên ngoài đe dọa an ninh quốc gia sẽ bị cấm. Chính quyền Hong Kong cũng phải thành lập các cơ quan mới để bảo vệ an ninh quốc gia và cho phép các cơ quan an ninh ở đại lục hoạt động ở thành phố khi cần thiết.
Kể từ khi Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch về luật an ninh mới với Hong Kong, nhiều người quan ngại luật này sẽ vi phạm các quyền tự do của người dân Hong Kong hoặc làm xói mòn các giá trị cốt lõi của thành phố. Nhưng theo Tân Hoa xã, luật mới làm rõ rằng chính quyền Hong Kong cần tôn trọng và bảo vệ quyền con người vì nó bảo vệ an ninh quốc gia.
Hiện chưa rõ khi nào luật an ninh mới với Hong Kong có hiệu lực, nhưng nguồn tin của SCMP nói rằng dự luật có thể được thông qua trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm 6/9.
Joshua Wong lo bị bắt theo luật an ninh Hong Kong
Thủ lĩnh phong trào "ô dù" Joshua Wong lo ngại sẽ bị nhắm mục tiêu khi luật an ninh Hong Kong có hiệu lực.
"Tôi có thể sẽ là mục tiêu hàng đầu của luật mới. Nhưng điều khiến tôi lo sợ không phải khả năng bị bỏ tù, mà là sự thật ảm đạm rằng luật mới sẽ là mối đe dọa đối với tương lai của thành phố, không chỉ với cuộc sống riêng của tôi", Joshua Wong hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters.
Joshua Wong, 23 tuổi, nhà hoạt động nổi lên từ phong trào biểu tình "ô dù" ở Hong Kong năm 2014, cho rằng các nhà báo, nhóm nhân quyền, tổ chức phi chính phủ và người nước ngoài cũng có thể trở thành mục tiêu của luật an ninh mới với tội danh
.
Nhiều quốc gia và người biểu tình Hong Kong lo ngại luật an ninh Trung Quốc đại lục sắp ban hành sẽ làm xói mòn mức độ tự trị cao cũng như các quyền tự do của Hong Kong. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định dự luật chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ gây rối và những người tuân thủ pháp luật không có lý do gì để lo lắng.
Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc dự kiến họp ngày 28-30/6 để thảo luận lần cuối và luật an ninh Hong Kong dự kiến được ban hành sau đó. Một khi được thi hành, luật này sẽ có hiệu lực cao hơn bất cứ điều luật nào của Hong Kong mâu thuẫn với nó.
Joshua Wong gần đây tăng cường hỗ trợ phong trào dân chủ ở nước ngoài, gặp gỡ các chính trị gia Mỹ, châu Âu và nhiều nơi khác, khiến Bắc Kinh rất tức giận. "Tôi đã kêu gọi thế giới sát cánh với Hong Kong và yêu cầu Trung Quốc rút lại dự luật này", Joshua Wong nói.
Joshua Wong thông báo kế hoạch tranh cử vào cơ quan lập pháp Hong Kong hôm 19/6. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc cuối tuần trước hé lộ các điều khoản chính thức của dự luật an ninh Hong Kong, cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia.
Theo dự luật, Trung Quốc đại lục được phép thành lập một cơ quan về an ninh quốc gia ở Hong Kong, hỗ trợ chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh. Trưởng đặc khu Hong Kong được chỉ định thẩm phán xét xử các vụ án an ninh, nhưng Bắc Kinh bảo lưu quyền xử lý các vụ vi phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Các mức phạt cụ thể với tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia mới chưa được Trung Quốc công bố.
Thượng viện Mỹ hôm 25/6 thông qua dự luật nhằm tăng cường khả năng của chính quyền Tổng thống Donald Trump trừng phạt những cá nhân, tổ chức thực thi luật an ninh Hong Kong, vi phạm cam kết của Trung Quốc với Hong Kong theo Tuyên bố chung Trung - Anh và Luật Cơ bản. Dự luật cũng yêu cầu trừng phạt bất kỳ tổ chức tài chính, ngân hàng nào làm việc với những người này.
Mỹ muốn hợp sức cùng EU chống Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu hợp sức để chống lại "mối đe dọa" từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Pompeo hôm 25/6 gọi "Bắc Kinh là mối đe dọa" và cáo buộc họ đánh cắp các bí quyết của châu Âu để phát triển kinh tế. Ông cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cần...