Mỹ gia tăng sức ép tối đa với Iran – Đồng minh Đức công khai phản đối
Giữa căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Đức công khai phản đối sáng kiến thành lập liên minh hải quân quốc tế tuần tra đảm bảo an ninh vùng Vịnh của Mỹ.
Hôm qua (31/7), Mỹ đã chính thức áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif. Cùng với các lệnh trừng phạt kinh tế, sự gia tăng sức ép về mặt quân sự, đòn trừng phạt mới của Mỹ đã lan sang cả lĩnh vực ngoại giao, cho thấy căng thẳng đang ngày 1 gia tăng giữa 2 bên.
Giữa bối cảnh Mỹ gia tăng sức ép tối đa với Iran, đồng minh Đức của Washington đã công khai phản đối. Ảnh: Reuters
Để viện dẫn lý do trừng phạt, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm qua (31/7) tuyên bố, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã thực hiện những chính sách “liều lĩnh”, “không thể chấp nhận được” của Lãnh đạo tối cao Iran – Đại giáo chủ Ali Khamenei. Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng mọi tài sản của ông Javad Zarif tại Mỹ và cấm các cá nhân và thực thể Mỹ có quan hệ với ông Zarif hoặc không họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Ngoài ra, Mỹ cũng áp đặt hạn chế đi lại đối với vị quan chức Iran này.
Video đang HOT
Phản ứng về động thái mới của Mỹ, trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif khẳng định, ông không có bất kỳ tài sản hay lợi ích nào bên ngoài Iran, do đó các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến ông cũng như gia đình. Trong khi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Ngoại trưởng nước này xuất phát từ sự lo ngại về “kĩ năng đàm phán” của ông Zarif.
Theo giới phân tích, việc áp đặt trừng phạt lên nhà ngoại giao hàng đầu Iran đang cho thấy sự bế tắc về 1 cơ hội đàm phán giữa Mỹ và Iran trong tương lai gần. Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Mỹ Chris Murphy, cho rằng, nếu Mỹ thực sự muốn đàm phán với Iran, lẽ ra Mỹ không nên áp đặt lệnh trừng phạt lên “nhà đàm phán chính” của họ.
Thực tế, dù cả Mỹ và Iran đều đã lên tiếng muốn đàm phán với nhau, song đến nay, những điều kiện tiên quyết mà mỗi bên đưa ra vẫn chưa được đối tác còn lại chấp thuận. Hiện Mỹ đang muốn đàm phán với Iran về mọi lĩnh vực, từ vấn đề hạt nhân, chương trình tên lửa đạn đạo cho đến sức ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Trong khi Iran cho rằng, chương trình tên lửa phòng thủ của nước này không phải là vấn đề có thể đem ra thảo luận. Cộng thêm, Iran chỉ chấp nhận đối thoại khi Mỹ gỡ bỏ mọi trừng phạt nhằm vào nước này, thể hiện sự tôn trọng với Tehran và ngừng gia tăng sức ép.
Liên quan đến căng thẳng đang ngày 1 gia tăng giữa Mỹ và Iran, hôm 31/7, Đức – 1 đồng minh lớn của Mỹ, cũng đã lên tiếng không ủng hộ việc Mỹ sử dụng sức ép tối đa để giải quyết căng thẳng với Iran. Theo đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã thẳng thừng từ chối yêu cầu của Mỹ về việc Đức nên tham gia vào Liên minh Hải quân quốc tế để tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải tại vùng Vịnh.
“Đức sẽ không tham gia vào nhiệm vụ hải quân theo kế hoạch do Mỹ đưa ra. Chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với các đối tác Pháp. Chúng tôi coi chiến lược gây áp lực tối đa là sai lầm. Chúng tôi không muốn leo thang quân sự và sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao.”
Ngoại trưởng Đức khẳng định, Đức và nhiều nước tin rằng, giải pháp ngoại giao là cách duy nhất để tháo gỡ căng thẳng tại vùng Vịnh hiện nay, chứ không phải là quân sự./.
Theo Đình Nam/VOV1
Tổng hợp
Iran tiết lộ lý do Mỹ từ chối đề nghị đẩy nhanh công tác thanh sát hạt nhân
Ngày 29/7, Iran cho rằng lý do Mỹ từ chối một đề nghị của Tehran về việc đẩy nhanh công tác thanh sát hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này là bởi Washington "không muốn tìm kiếm đối thoại".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi phát biểu tại cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thỏa thuận đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran phải tuân thủ một văn bản, còn được biết đến là một điều khoản bổ sung, theo đó quy định tiến hành các cuộc thanh sát toàn diện chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo 8 năm sau khi văn kiện trên được thông qua.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nêu rõ: "Nếu Mỹ thực sự muốn tìm kiếm một thỏa thuận... Iran có thể biến điều khoản bổ sung trên thành luật (vào năm 2019), đồng thời (Mỹ) trình kế hoạch này trước Quốc hội và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt bất hợp pháp. Tuy nhiên như chúng tôi dự đoán điều này đã bị Mỹ bác bỏ, bởi chúng tôi biết rằng họ không muốn đối thoại hay một thỏa thuận có thể mang lại một kết quả thỏa đáng".
Cũng theo ông Mousavi, đề xuất trên do Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đưa ra trong chuyến thăm New York (Mỹ) vào tháng này nhằm bác bỏ thông tin cho rằng "Iran phản đối các cuộc đàm phán...(trong khi) Mỹ ủng hộ đối thoại".
Hiện đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran đã họp khẩn tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận các biện pháp cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Ông Mousavi cho biết tại cuộc gặp này, Iran đã kịch liệt phản đối việc bắt giữ một số công dân Iran tại châu Âu cũng như vụ bắt giữ tàu chở dầu của Iran ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên, bất chấp những bất đồng, ông Mousavi cho biết các cuộc thảo luận đểu rất "thẳng thắn và dứt khoát", giúp xua tan không khí nặng nề do hiểu lầm hay nghi kỵ lẫn nhau và mở đường cho việc tiếp tục tiến trình đối thoại.
Cuộc họp trên được triệu tập trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và phương Tây leo thang, với các vụ bắt giữ tàu ở vùng Vịnh, cùng với việc Tehran tuyên bố ngừng thực thi một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, đồng thời tiến hành làm giàu urani trên mức 3,67% quy định trong thỏa thuận. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran, các bên còn lại trong thỏa thuận đã nỗ lực cứu vãn thỏa thuận, song những biện pháp của châu Âu nhằm bảo vệ hoạt động thương mại với Iran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho đến nay chưa mang lại kết quả cụ thể nào.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
"Thẳng tay" gạt bỏ chiến dịch gây sức ép của Mỹ, Đức đòi hỏi hiện diện Vùng Vịnh theo cách châu Âu Berlin tỏ ra không bằng lòng với lời đề nghị của Mỹ mà giành ưu tiên cho một sứ mệnh tương tự tại Vịnh Ba tư do Anh đề xuất. Sau loạt vụ việc liên quan tới các tàu thương mại gần Eo biển Hormuz, Washington đã kêu gọi các đồng minh tham gia một sứ mệnh trong khu vực nhằm bảo vệ...