Mỹ gia tăng áp lực với Israel nhằm giải quyết xung đột ở Gaza
Tình hình cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Chính phủ Israel và Mỹ.
Binh sĩ Israel hoạt động ở Dải Gaza ngày 6/2/2024. Ảnh: Israel Defense Forces
Israel không xem xét việc dỡ bỏ các khu định cư ở Bờ Tây, Dmitry Gendelman, cố vấn tại văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu, nói với tờ Izvestia (Nga) ngày 6/2. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia tăng sức ép khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người Israel định cư ở Bờ Tây.
Trong nhiều thập kỷ, Washington đã hợp tác với Tel Aviv trong lĩnh vực quốc phòng, hỗ trợ nước này được khẳng định trong giới chính trị Mỹ bất kể ai nắm quyền ở Israel. Sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào miền Nam, Nhà Trắng đã đứng về phía Israel.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuộc chiến kéo dài ở Dải Gaza và nguy cơ xung đột lan rộng hơn nữa dường như đang khiến Mỹ, vốn thân thiện với Israel, phần nào thay đổi lập trường truyền thống “Israel không thể làm gì sai”. Vào thời điểm này, các lệnh trừng phạt mới của Washington nhắm vào 4 cá nhân, những người đã bị tước quyền tiếp cận bất động sản, tài sản và hệ thống tài chính của Mỹ.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã bắt đầu tích cực đàm phán về việc chính thức công nhận Palestine. Trong một bài xã luận đăng trên tờ Washington Post vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden viết rằng người dân Palestine xứng đáng có được nhà nước của riêng họ.
Nhưng Israel vẫn chưa sẵn sàng giải quyết vấn đề này. Bình luận về vấn đề trên, ông Gendelman lưu ý: “Chúng tôi sẽ quay lại thảo luận về tình trạng nhà nước Palestine trong tương lai chỉ sau khi chiến thắng hoàn toàn trước Hamas ở Gaza”.
Theo tờ Izvestia, tình hình cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Chính phủ Israel và Mỹ. Grigory Lukyanov, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Arab và Hồi giáo tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chỉ ra rằng chính sách của Thủ tướng Netanyahu “không mang lại cho Mỹ lợi ích gì ngoài những tổn thất trong nhiều tháng qua”.
Ông Lukyanov nhấn mạnh Mỹ đang chịu tổn thất về uy tín và tài chính, bao gồm cả nguồn cung cấp đạn dược quy mô lớn và nhu cầu đảm bảo an toàn cho lực lượng Mỹ, cũng như các cơ sở quân sự trong khu vực trong bối cảnh giao tranh gia tăng với các nhóm thân Iran, như Houthi, nhóm đang thực hiện các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, trong khi các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran tiếp tục tấn công các căn cứ của Mỹ ở Syria, Iraq và Jordan.
Như vậy, “Nhà Trắng nhận thấy rõ rằng Chính phủ Israel hiện tại là trở ngại chính cho việc chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza”, chuyên gia Lukyanov nêu quan điểm.
Israel đón hàng chục nghìn lao động nước ngoài thay thế người Palestine
Chính phủ Israel ngày 4/2 thông báo rằng trong những tuần tới, nước này sẽ đón 65.000 lao động nước ngoài để thay thế nhân lực Palestine đã rời đi kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát hôm 7/10/2023.
Một người phụ nữ đi qua công trường xây dựng tại Ashdod, Israel. Ảnh: EPA
Kênh Al Jazeera đưa tin những lao động nước ngoài này chủ yếu là người Uzbekistan, Sri Lanka và Ấn Độ. Israel kỳ vọng lực lượng lao động nước ngoài mới đến sẽ bù đắp cho thiếu hụt nhân sự ở một số lĩnh vực tại nước này, đặc biệt là ngành xây dựng.
Trước ngày 7/10/2023, có khoảng 72.000 lao động người Palestine làm việc tại khu vực Bờ Tây trong lĩnh vực xây dựng. Hiện có khoảng 20.000 lao động nước ngoài vẫn làm việc tại Israel nhưng trong 4 tháng qua, một nửa các công trường tại nước này đã đóng cửa do thiếu nhân lực.
Vào tháng 12/2023, có thông tin cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã sẵn sàng đưa các công nhân Palestine trở lại vì nền kinh tế Israel gặp khó khăn. Tuy nhiên, đa số thành viên trong nội các của Thủ tướng Netanyahu không ủng hộ kế hoạch đó và nó đã bị bác bỏ.
Ngày 11/1, Bộ Tài chính Israel cho biết trong năm ngoái, nước này đã chi tới 24,7 tỷ shekel (khoảng 6,59 tỷ USD) cho cuộc xung đột với Hamas.
Theo bộ trên, số tiền này phát sinh kể từ khi xung đột nổ ra từ ngày 7/10/2023 tính đến hết năm ngoái, trong đó 17 tỷ shekel chi cho quốc phòng và số còn lại chi cho các mục đích dân sự liên quan đến xung đột.
Khủng hoảng Biển Đỏ ảnh hưởng thế nào tới Trung Quốc? Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 30/1, khi lực lượng Houthi tiếp tục tấn công hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ, cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc đang đặt ra thử thách mới đối với Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phản ứng của Trung Quốc Lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu bắn tên lửa và tấn công bằng...