Mỹ gia tăng áp lực, hối thúc WHO nhanh chóng điều tra nguồn gốc dịch COVID-19
Hôm 22/5, Mỹ kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhanh chóng điều tra nguồn gốc của virus corona chủng mới cũng như tìm cách cải tổ tổ chức này.
Trợ lý Bộ trưởng Y tế Mỹ Brett Giroir đã gửi đến Ban điều hành của WHO bản tuyên bố bằng văn bản với nội dung: “Tổng thống Donald Trump đã nói rõ trong bức thư gửi đến Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 18/5, không có thời gian để lãng phí, cần bắt đầu những cải cách cần thiết để đảm bảo đại dịch như vậy không bao giờ xảy ra”.
Trợ lý Bộ trưởng Y tế Mỹ cho rằng, quá trình xem xét, đánh giá độc lập, toàn diện về phản ứng toàn cầu do WHO dẫn đầu nên tập trung vào việc tìm kiếm, làm rõ “những hiểu biết đầy đủ, cần thiết và minh bạch về nguồn gốc virus, dòng thời gian của sự việc cũng như quá trình ra quyết định, phản ứng của WHO đối với đại dịch COVID-19″.
Mỹ gia tăng áp lực, hối thúc WHO bắt đầu điều tra nguồn gốc dịch COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Brett Giroir cũng nhấn mạnh, khi Hội đồng WHO hoạt động trở lại vào mùa thu, tổ chức này phải xem xét, đề ra các giải pháp cải cách để củng cố WHO, trong đó có cả khả năng cho phép Đài Loan tham gia với tư cách là quan sát viên.
Hôm 19/5, các quốc gia thành viên của WHO nhất trí thông qua nghị quyết do các thành viên Liên minh châu Âu, các quốc gia châu Phi và các quốc gia khác kêu gọi, nhằm “đánh giá toàn diện” một cách độc lập về phản ứng của WHO với đại dịch COVID-19.
Nghị quyết cho hay cuộc điều tra nên bao gồm cả việc xem xét những hành động của WHO, cũng như các mốc thời gian hành động của tổ chức này liên quan đến COVID-19.
Nghị quyết cũng chỉ ra “vai trò của tiêm chủng rộng rãi đối với COVID-19 là hàng hóa công cộng toàn cầu” và kêu gọi các tổ chức quốc tế “ hợp tác làm việc” để sản xuất thuốc và vaccine an toàn, hiệu quả, có giá phải chăng.
Mỹ trước đó đã chỉ trích mạnh mẽ cơ quan y tế Liên hợp quốc và mối quan hệ của họ với Trung Quốc, nơi dịch bệnh được phát hiện đầu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa đóng băng tài trợ WHO vĩnh viễn nếu tổ chức này không có những cải cách phù hợp, độc lập khỏi Trung Quốc trong vòng 30 ngày. Đồng thời, Mỹ có thể muốn rút tư cách thành viên khỏi tổ chức này.
250 triệu người châu Phi có thể mắc COVID-19
Nghiên cứu mới đây của WHO cảnh báo 250 triệu người châu Phi có thể mắc COVID-19 nếu không có các biện pháp thích hợp để kiểm soát dịch bệnh.
Theo báo cáo đánh giá mới nhất của các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được công bố sớm trên Tạp chí Y khoa Anh, gần 250 triệu người trên khắp lục địa châu Phi có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 190.000 người sẽ chết nếu các quốc gia châu Phi không nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Cũng theo báo cáo của WHO, từ 4,6 đến 5,5 triệu người tại châu Phi có thể phải nhập viện nếu không có biện pháp thích hợp để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Điều này làm gia tăng các nguy cơ đối với nguồn lực, hệ thống y tế vốn rất hạn chế ở châu lục này.
Các chuyên gia WHO cảnh báo 250 triệu người châu Phi có thể mắc COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Tiến sĩ Humphrey Karamagi, Trưởng nhóm Quản lý Dữ liệu, Phân tích tại Văn phòng Khu vực châu Phi của WHO và là đồng tác giả báo cáo mới nhất này cho rằng các quốc gia trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nằng nề nếu dịch bệnh bùng phát, không được kiểm soát ở châu Phi.
"WHO dự báo virus corona chủng mới sẽ có mặt trên toàn cầu trong một vài năm. Châu Phi có thể trở thành nguồn lây nhiễm mới cho các khu vực khác trên thế giới. Do đó, sự hỗ trợ cho các nước châu Phi cần phải là một phần của phản ứng toàn cầu", Humphrey Karamagi cho hay.
Theo Humphrey Karamagi, châu Phi vẫn đang ở giai đoạn đầu của đại dịch mà châu Âu và châu Mỹ đã trải qua với tỷ lệ lây nhiễm thấp. Các trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng mạnh ở các quốc gia không có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng hiệu quả.
Chuyên gia WHO cũng cảnh báo, thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác xét nghiệm sẽ là mối đe dọa đối với công tác kiểm soát dịch bệnh tại châu Phi.
"Mức độ xét nghiệm rất thấp ở một số quốc gia châu Phi sẽ dần đến nhiều trường hợp nhiễm bệnh không được phát hiện. Thực tế ở các nước cho thấy, điều quan trọng là phải xét nghiệm ở diện rộng để xác định số người nhiễm và nghi nhiễm, từ đó có biện pháp phòng ngừa", Humphrey Karamagi nhấn mạnh.
Đề cập đến giải pháp giảm tải cho việc quá tải bởi sự bùng phát COVID-19, bác sĩ Humphrey Karamagi cho rằng các biện pháp y tế công cộng hiệu quả cần tập vào nhu cầu xét nghiệm, cách ly người nhiễm bệnh, điều trị và cách ly các trường hợp nghi ngờ.
"Mục đích là để làm gián đoạn việc lây nhiễm, giảm nguy cơ phát tán đến mức mà hệ thống y tế của một quốc gia có thể kiểm soát được. Điều này sẽ tránh được những cái chết và chi phí không cần thiết", bác sĩ Humphrey Karamagi nói.
'Tối hậu thư' khoét sâu căng thẳng Trump - WHO Cùng ngày ông Tập cam kết góp 2 tỷ USD cho WHO chống Covid-19, Trump gửi "tối hậu thư" 4 trang để chỉ trích và đe dọa tổ chức này. Nội dung bức thư gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng lên Twitter tối 18/5, nêu chi tiết những vấn đề mà ông quả quyết...