Mỹ gia hạn lệnh miễn trừ các biện pháp trừng phạt Iraq
Trước thềm cuộc đối thoại chiến lược dự kiến diễn ra vào tháng tới, Mỹ đã gia hạn tối đa việc miễn trừ các biện pháp trừng phạt đối với Iraq, cho phép nước này được nhập khẩu khí đốt từ Iran.
Một nhà máy điện ở thành phố Samawah, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một quan chức giấu tên, Iraq đã mua khí đốt và điện từ Iran để bù đắp cho sản lượng của khoảng 30% ngành năng lượng của nước này, vốn hệ thống cơ sở hạ tầng bị hư hại sau nhiều năm xung đột và bảo trì kém, không thể đáp ứng nhu cầu của khoảng 40 triệu người dân.
Cuối năm 2018, Mỹ đã đưa ngành năng lượng của Iran vào “danh sách đen” khi tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với nước CH Hồi giáo. Tuy nhiên, Mỹ đã miễn trừ tạm thời đối với Iraq với hy vọng nước này sẽ giảm sự phụ thuộc vào ngành năng lượng của Iran thông qua việc hợp tác với các công ty Mỹ. Kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran vào cuối năm 2018, Washington tiếp tục gia hạn thời gian miễn trừ cho Baghdad nhằm tìm các nhà cung cấp khác.
Video đang HOT
Tháng 1 vừa qua, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ các biện pháp trừng phạt đối với Iraq, và chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden cũng đã gia hạn biện pháp này thêm 4 tháng. Quyết định mới nhất được đưa ra trước thềm “cuộc đối thoại chiến lược” giữa Mỹ và Iraq, dự kiến diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 7/4.
Iraq mong muốn giải quyết vấn đề năng lượng vào trước mùa hè, trong khi Iran đã đề nghị Baghdad chi trả gần 6 tỷ USD tiền khí đốt chưa thanh toán. Mỹ cho phép Iraq có được nguồn cung năng lượng từ nước láng giềng, nhưng đã ngăn nước này thanh toán cho Iran bằng đồng USD liên quan tới các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, các nguồn an ninh phương Tây và Iraq cho biết Mỹ đã “bật đèn xanh” cho giới chức Iraq trả tiền nhập khẩu khí đốt của Iran thông qua tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại và chậm triển khai vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu sẽ làm tăng thêm tình trạng dư thừa nguồn cung .
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 3,80 USD (6,2%) xuống 57,76 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp 57,32 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giao dịch gần mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.
Các nguồn tin cho biết dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 19/3 so với kỳ vọng giảm khoảng 300.000 thùng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Chuyên gia Bjornar Tonhaugen thuộc trung tâm Rystad Energy cho biết sự phục hồi nhu cầu dầu rất khó khăn khi thế giới phải tiếp tục chống chọi đại dịch COVID-19.
Các quốc gia châu Âu đang mở rộng lệnh phong tỏa trước mối đe dọa về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba. Trong đó, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất lục địa này là Đức sẽ kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 18/4.
Theo ông Lachlan Shaw, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa của ngân hàng National Australia Bank, giá dầu giao ngay đã yếu hơn so với giá kỳ hạn trong vài tuần qua.
Trận chiến tiêm kích Mỹ thoát bẫy phòng không Iraq năm 1991 Ba tiêm kích F-15 Mỹ truy đuổi hai chiến đấu cơ MiG-29 Iraq trong đêm 17/1/1991, mà không ngờ họ đang sa vào bẫy phòng không giăng sẵn. Ngày 16/1/1991, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush phát động chiến dịch quân sự Bão táp Sa mạc nhằm đánh bật quân đội Iraq khỏi lãnh thổ Kuwait. Chỉ một ngày sau, một biên...