Mỹ ghi nhận số trẻ em nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục
Mỹ ngày 14/8 báo cáo kỷ lục 1.902 ca trẻ em nhập viện vì Covid-19 trong bối cảnh nhiều bệnh viện ở miền Nam đang quá tải vì biến chủng Delta.
Biến chủng Delta, đang lây lan nhanh chóng trong phần lớn dân số chưa được tiêm chủng tại Mỹ, khiến số ca nhập viện tăng đột biến những tuần gần đây, theo dữ liệu từ Bộ Y tế và Nhân sinh.
Trẻ em hiện chiếm khoảng 2,4% số ca nhập viện vì Covid-19 của cả nước. Trẻ em dưới 12 tuổi không đủ điều kiện tiêm vaccine, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu tấn công của biến chủng Delta.
“Không phải Covid-19 của năm ngoái mà những gì đang diễn ra thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ em của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất”, Sally Goza, cựu chủ tịch Học viện Nhi khoa Mỹ, nhấn mạnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một em nhỏ tại thành phố Los Angeles, bang California, ngày 12/8. Ảnh: Reuters.
Số bệnh nhân nhập viện có độ tuổi 18-29, 30-39 và 40-49 cũng đạt mức cao kỷ lục trong tuần qua, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tình trạng gia tăng đột biến số ca nhiễm đang khoét sâu thêm tranh cãi giữa những lãnh đạo bang bảo thủ và các quận ở địa phương về việc có nên bắt buộc trẻ em đeo khẩu trang hay không khi các em sẽ quay trở lại trường học vào tháng này.
Những học khu ở Florida, Texas và Arizona đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở trường học, bất chấp lệnh từ các thống đốc đảng Cộng hòa cấm họ áp đặt những quy tắc như vậy.
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA), liên đoàn giáo viên lớn nhất Mỹ, đã tuyên bố ủng hộ việc bắt buộc tiêm chủng đối với những thành viên của mình. Chủ tịch NEA Becky Pringle ngày 14/8 cho biết trường học nên áp dụng mọi biện pháp cần thiết, từ tiêm vaccine đến đeo khẩu trang, nhằm đảm bảo học sinh có thể quay trở lại học tập an toàn.
Video đang HOT
“Những trẻ em dưới 12 tuổi không thể tiêm chủng. Vì thế chúng ta phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho các em. Giữ an toàn cho học sinh đồng nghĩa với việc tất cả mọi người có thể tiêm chủng nên đi tiêm”, bà nói.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, đến nay báo cáo 37.435.351 ca nhiễm và 637.438 ca tử vong, tăng lần lượt 70.651 và 257 trường hợp so với một ngày trước.
Arkansas, Florida, Louisiana, Mississippi và Oregon là những bang ghi nhận số ca nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua, khiến hệ thống y tế bị quá tải.
“Bệnh viện của chúng tôi đang hoạt động hết công suất”, Chủ tịch Liên đoàn Bệnh viện Florida Mary Mayhew cho hay.
Tại Oregon, Thống đốc bang Kate Brown hôm 13/8 thông báo đã cử 500 thành viên Vệ binh Quốc gia đến hỗ trợ những bệnh viện quá tải.
Iran báo cáo 4.389.085 ca nhiễm và 97.208 ca tử vong, tăng lần lượt 29.700 và 466 ca trong 24 giờ. Nước này sẽ áp đặt lệnh phong tỏa một tuần nhằm đối phó với sóng Covid-19 thứ 5 đang ngày càng trở nên trầm trọng.
Tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu và văn phòng phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa từ 16/8 đến 21/8. Nhà chức trách cũng cấm lái xe trên đường từ 16/8 đến 27/8, ngoại trừ các phương tiện thiết yếu.
“Mọi phương tiện sẽ bị cấm lưu thông trên đường, trừ xe tải chở thực phẩm và nhu yếu phẩm cùng với xe cứu thương. Lệnh cấm này sẽ được áp dụng rất nghiêm ngặt”, Alireza Raisi, phát ngôn viên nhóm chuyên trách chống Covid-19 của chính phủ Iran, cho biết.
Nhiều người dùng mạng xã hội cáo buộc chính phủ quá chậm trễ trong nỗ lực tiêm chủng khi đến nay mới chỉ có 3,8 triệu người được tiêm vaccine đầy đủ so với dân số 83 triệu người.
Giới chức Iran trong khi đó đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt từ Mỹ khiến nỗ lực mua vaccine từ nước ngoài bị đình trệ.
Nga, vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, ghi nhận thêm 22.144 ca ca nhiễm và 819 ca tử vong, nâng tống số lên lần lượt 6.579.212 và 169.683 ca.
Số ca tử vong tại Nga tiếp tục vượt 800 ngày thứ ba liên tiếp trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại nước này gặp khó khăn do dân chúng hoài nghi. Một cuộc thăm dò của trung tâm Levada tuần này cho thấy 55% người Nga chưa có kế hoạch tiêm chủng.
Thủ đô Moskva, tâm dịch của đợt bùng phát ở Nga, cùng một số khu vực khác đưa ra yêu cầu tiêm chủng bắt buộc để đẩy nhanh tốc độ triển khai. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhiều lần kêu gọi dân chúng tiêm vaccine Covid-19.
Theo thống kê của trang Our World in Data, tính tới 13/8 hơn 29 triệu dân Nga đã tiêm chủng đầy đủ và 10,6 triệu người tiêm một mũi vaccine, chiếm lần lượt 20% và 7,3% dân số.
Israel báo cáo 934. 896 ca nhiễm và 6.622 ca tử vong, tăng lần lượt 5.622 và 11.
Quốc gia Do Thái bắt đầu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba cho người từ 50 tuổi trở lên từ ngày 13/8. Thủ tướng Naftali Bennett cho biết đây là “bước quan trọng” trong nỗ lực chống lại biến chủng Delta.
Israel triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường cho người từ 60 tuổi trở lên từ hai tuần trước. Bộ Y tế Israel cho biết hơn 770.000 người tại nước này đã được tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba.
Tình trạng lây nhiễm nCoV tại Israel từng giảm đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công, nhưng biến chủng Delta đã khiến số ca nhiễm tăng đột biến ở những người chưa tiêm, cùng những người bị suy giảm khả năng miễn dịch 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
Malaysia báo cáo 1.384.353 ca nhiễm và 12.228 ca tử vong, tăng lần lượt 20.670 và 260.
Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) ngày 14/8 cho biết họ hy vọng các đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng như Langkawi, Pangkor, Redang, Tioman hay Perhentian có thể đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 8 và sẵn sàng mở cửa trở lại vào đầu tháng tới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Du lịch Nancy Shukri lưu ý rằng điều này còn phụ thuộc vào quyết định của chính phủ và các quy trình vận hành tiêu chuẩn đang được thiết lập.
“Quyết định mở cửa lại ngành du lịch phải được đưa ra sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện rất thận trọng nhằm ngăn một đợt bùng phát mới có nguy cơ khiến ngành phải đóng cửa lần nữa. Cùng lúc, MOTAC đang cập nhật hoàn thiện các quy trình vận hành tiêu chuẩn đối với ngành du lịch”, Bộ trưởng Shukri cho hay.
Theo Shukri, bà đã có các cuộc họp trực tuyến với 15 đại diện từ ngành du lịch nhằm thảo luận về phương án mở cửa. Động thái này cũng phù hợp với một thông báo gần đây của Thủ tướng Muhyiddin Yassin về việc nới các biện pháp hạn chế với những người đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ.
Mỹ kêu gọi 30 triệu người từng mắc Covid-19 tiêm phòng
Trước sự lây lan của biến thể Delta, các bác sĩ kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện tiêm chủng - bao gồm hơn 30 triệu người từng mắc Covid-19 - đi tiêm phòng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tiêm ngừa sau khi mắc Covid-19 tạo miễn dịch mạnh hơn so với miễn dịch do lây nhiễm tự nhiên. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vaccine hiện hành có khả năng bảo vệ ít nhất 8 tháng hoặc lâu hơn. Trong khi đó, thời gian bạn được bảo vệ sau khi khỏi Covid-19 còn chưa rõ.
Bất chấp những khuyến cáo này, một số chính khách khẳng định người hồi phục sau Covid-19 đã được bảo vệ và không cần tiêm phòng. Kết quả là nhiều người Mỹ hoang mang trước những luồng ý kiến khác nhau.
Simone Wildes, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại South Shore Health, cho biết: "Đối với những người từng mắc Covid-19 và đang phân vân về việc tiêm phòng, tôi mong họ sẽ đi tiêm ngay để bảo vệ bản thân và người khác".
Mặc dù lợi ích của việc tiêm phòng sau nhiễm virus được công nhận, vẫn có nhiều người Mỹ từng mắc Covid-19 chưa tiêm vaccine. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, ngày 30/6, chỉ ra rằng kháng thể do vaccine tạo ra có thể chống lại các biến thể mới tốt hơn, so với kháng thể do nhiễm trùng tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng khi biến chủng Delta đang lây lan mạnh tại Mỹ, theo ông Wildes.
Các chuyên gia đồng ý rằng tiêm phòng sau khi khỏi bệnh là biện pháp an toàn và tốt nhất để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, một số đối tượng cần lưu ý hướng dẫn của CDC. Theo đó, bệnh nhân từng dùng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương nên đợi 90 ngày trước khi tiêm chủng. Trẻ em nhiễm nCoV được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống cũng nên đợi trong 90 ngày kể từ khi phát bệnh.
Một người đàn ông được tiêm vaccine Covid-19 tại thành phố Kansas, Mỹ, tháng 6/2021. Ảnh: NY Times
Chó đánh hơi mẫu bệnh Covid-19 với độ chính xác cao Nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (UPenn, Mỹ) vừa được công bố trên tập san liên ngành PLOS One (trụ sở tại Mỹ) cho thấy loài chó có khả năng đánh hơi ra mẫu bệnh Covid-19 với độ chính xác cao, theo chuyên trang ScienceDaily. Chó Labrador đánh hơi bàn tay người - SHUTTERSTOCK Giáo sư Cynthia M.Otto, chuyên gia tại Trường Thú...