Mỹ ghi nhận kỷ lục hơn 132.000 ca nCoV một ngày
Mỹ báo cáo mức tăng ca nhiễm nCoV trong 24 giờ cao chưa từng có, trong đó Texas là bang đầu tiên vượt mốc một triệu trường hợp.
Mỹ hôm 7/11 ghi nhận thêm hơn 132.700 ca nhiễm nCoV chỉ trong 24 giờ, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp nước này báo cáo số ca nhiễm mới kỷ lục. Đây cũng là ngày thứ tư Mỹ ghi nhận trên 1.000 người chết vì Covid-19, lần đầu tiên kể từ tháng 8 đến nay.
Cử tri Mỹ theo dõi cuộc bầu cử tổng thống ở thành phố New York hôm 7/11. Ảnh: Reuters.
Texas là bang đầu tiên của Mỹ vượt mốc một triệu ca nhiễm nCoV, trong bối cảnh nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ ba. Số người nhiễm virus trong tuần qua chủ yếu được ghi nhận tại hạt Harris, Dallas và El Paso. Đợt bùng phát ca nhiễm đang gây quá tải các cơ sở y tế, trong đó thành phố El Paso phải biến một trung tâm hội nghị thành bệnh viện dã chiến.
Nếu Texas là một quốc gia, đây sẽ là nước có số ca nhiễm nCoV cao thứ 10 thế giới. Bang ghi nhận thêm trung bình 8.000 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua, hiện chiếm hơn 10% tổng số ca nhiễm nCoV tại Mỹ.
Video đang HOT
Bang bị ảnh hưởng nặng thứ hai là Illinois với 11.790 trường hợp được ghi nhận trong ngày 7/11, cao hơn nhiều so với những bang đông dân như California và New York cộng lại. Arkansas, Kansas, Minnesota, Missouri và Bắc Dakota cũng là những bang đang báo cáo số ca nhiễm cao chưa từng có.
“Lây nhiễm cộng đồng xuất hiện khắp mọi nơi. Số ca nhiễm tăng vọt một phần do số lượng xét nghiệm tăng lên, nhưng vấn đề chính là virus đã lây lan với tốc độ nhanh trong mùa hè, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi thường tập trung trong nhà hàng và quán bar bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia y tế”, Jaline Gerardin, nhà dịch tễ học ở trường y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago, nhận xét.
Giới chức y tế Mỹ đang cảnh báo nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn, kêu gọi kiểm soát đà tăng ca nhiễm trong bối cảnh thời tiết lạnh mùa đông và các kỳ nghỉ đang tiến gần. Mỹ hiện là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất thế giới với hơn 9,8 triệu trường hợp, trong đó hơn 230.000 người đã chết.
Trong phát biểu tuyên bố chiến thắng hôm 8/11, Tổng thống đắc cử Joe Biden thông báo sẽ thành lập nhóm chuyên trách Covid-19 với sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu, nhằm triển khai kế hoạch ứng phó dịch bệnh từ ngày 20/1/2021.
Hai nguồn tin am hiểu vấn đề trước đó cho biết Biden dự kiến công bố nhóm chuyên trách Covid-19 gồm 12 người vào ngày 9/11. Lãnh đạo nhóm chuyên trách sẽ có ba đồng chủ tịch gồm cựu tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy, cùng David Kessler và Marcella Nunez-Smithm, hai cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện Kamala Harris chiến thắng
Những người dân tại ngôi làng tổ tiên của Harris ở miền nam Ấn Độ tổ chức lễ cầu nguyện mong bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ.
Ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris, 56 tuổi, sinh ra tại California, Mỹ, nhưng thường được mẹ của bà, chuyên gia về ung thư vú Shyamala Gopalan, đưa về quê hương Ấn Độ. Harris cũng nhiều lần nhắc đến ảnh hưởng tích cực từ ông ngoại P.V. Gopalan đối với bà. Ông là một quan chức dân sự cấp cao Ấn Độ, sinh ra tại làng Thulasendrapuram, thuộc bang Tamil Nadu, 100 năm trước.
Người dân làm lễ cầu nguyện cho bà Kamala Harris tại ngôi đền ở làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadu. Ảnh: AP.
Hôm 3/11, ngày bầu cử tổng thống chính thức ở Mỹ, tại ngôi đền chính của làng, nơi có khắc tên Harris, khoảng 60 người dân địa phương đã tiến hành cầu nguyện và làm lễ mộc dục cho Dharma Sastha, hiện thân của thần Ayyappan theo đạo Hindu. Tại những con đường gần đó và khu vực bên ngoài ngôi đền, nhiều tấm biển lớn có hình Harris cũng được dựng lên.
"Cả làng chúng tôi đều ủng hộ bà ấy. Chúng tôi hy vọng rằng bà ấy sẽ giành chiến thắng. Đó là lý do chúng tôi tiến hành lễ cầu nguyện đặc biệt tại đây", Rajesh, một dân làng, chia sẻ.
"Chúng tôi rất tự hào vì bà ấy xuất thân từ chính ngôi làng này", một người khác tên là Arulmozhi Sudhakar nói thêm.
Bảng hiệu ủng hộ bà Kamala Harris ở làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadu, hôm 3/11. Ảnh: AP.
Harris là nữ tổng chưởng lý da màu đầu tiên của bang Califonia và là người phụ nữa Đông Á đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ. Bà cũng là phụ nữ da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành ứng viên phó tổng thống Mỹ.
"Nếu bà ấy chiến thắng, chúng tôi mong bà ấy sẽ về thăm làng và đến ngôi đền này. Chúng tôi thậm chí có kế hoạch tổ chức lễ cầu nguyện đặc biệt khi bà ấy đến", Sudhakar nói.
Ngay khi các điểm bỏ phiếu khắp nước Mỹ bắt đầu mở cửa, Harris đã gửi thông điệp đến các cử tri, nhắc nhở họ đeo khẩu trang khi đi bỏ phiếu.
"Ngày bầu cử đã đến. Các điểm bỏ phiếu khắp đất nước bắt đầu mở cửa. Hãy đeo khẩu trang và tìm điểm bỏ phiếu của các bạn tại trang web IWillVote.com", bà viết trên Twitter.
Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm khi ngày bầu cử tổng thống 3/11 chỉ còn hơn một tuần. Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida hôm 23/10 cho biết hơn 35 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu qua thư và hơn 15 triệu người đã tới bầu trực tiếp tại các địa điểm bỏ phiếu. Số người Mỹ...