Mỹ ghi nhận kỷ lục gần 4.500 người chết vì Covid-19 một ngày
Mỹ ghi nhận thêm gần 4.500 ca tử vong do Covid-19 hôm 12/1, cao nhất theo ngày kể từ đầu dịch.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế diễn ra ngoài tầm kiểm soát ở Mỹ, đây là lần đầu tiên số người chết ở quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới vượt qua con số 4.000 trong 24 giờ.
Theo thống kê của đại học John Hopkins, tính đến 20h30 tối 12/1, Mỹ ghi nhận hơn 235.00 ca nhiễm mới và 4.470 ca tử vong. Theo Dự án Theo dõi Covid-19, khoảng 131.000 người Mỹ đang nhập viện vì Covid-19.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế Providence St. Mary ở Thung lũng Apple, California, hôm 11/1. Ảnh: AFP.
Số người tử vong trung bình hàng tuần đang ở mức cao nhất từ khi bắt đầu đại dịch. Đối mặt với những con số nghiệt ngã này và sự hiện diện của biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, các nhà chức trách hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 11/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 9,3 triệu, chưa được nửa mục tiêu 20 triệu người năm 2020 và chưa đầy 10% dân số.
Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này ghi nhận hơn 23,3 triệu ca nhiễm và hơn 388.000 ca tử vong. Tổng thống đắc cử Joe Biden bày tỏ mong muốn huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia và quân đội để phân phối vaccine, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng.
Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.
Video đang HOT
Mỹ bị đẩy vào thế buộc phải lựa chọn bệnh nhân điều trị
Số người nhập viện và tử vong do nCoV tăng vọt khiến nhiều bệnh viện tại California đối mặt lựa chọn nghiệt ngã: bệnh nhân có cơ hội sống mới được điều trị.
Tính đến ngày 1/1, tổng số ca nhiễm tại Mỹ là 20.572.813, trong đó 355.935 người chết, cao nhất thế giới. Tình hình rất tồi tệ ở California, nơi đã vượt qua mốc 25.000 ca tử vong do nCoV, kể từ khi đại dịch khởi phát.
Số người nhiễm, nhập viện và tử vong vì Covid-19 tăng vọt, đẩy hệ thống y tế và y bác sĩ tại đây vào nguy cơ sụp đổ.
Trung tâm Y tế Kaiser Permanente Downey có hơn 80% bệnh nhân đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm virus. Một số bệnh nhân mới mắc bệnh đang được điều trị trong sảnh chờ. Một số người hồi phục tốt sẽ được cho về nhà tiếp tục thở oxy.
Một nhân viên y tế giấu tên cho biết "bệnh nhân tràn ngập hành lang, trong các góc, trên ghế. Khi phòng cấp cứu chật cứng, y bác sĩ điều trị cho mọi người ngay tại phòng chờ".
"Quang cảnh giống như thời chiến. Tôi chưa từng ở trong hoàn cảnh thê thảm như vậy trong đời", người này nói.
"Các bệnh nhân có huyết áp thấp và lượng oxy bất ổn phải chờ đợi 9 tiếng. Gia đình họ mất kiên nhẫn và lo lắng. Nhân viên y tế thì xem xét có nên chuyển ống oxy từ người bệnh này sang người kia hay không".
Một bệnh nhân nằm trên cáng ở hành lang tại Trung tâm Y tế Providence St Mary, Thung lũng Apple, California. Ảnh: AFP
Tình trạng cũng đáng báo động tại Bệnh viện Cộng đồng Martin Luther King Jr. ở Willowbrook, nơi có 128/131 tổng giường bệnh dành cho bệnh nhân Covid-19. Hôm 27/12, bệnh viện có 215 bệnh nhân nội trú và thông báo tình trạng thảm họa vì không thể tiếp nhận thêm người bệnh.
Bác sĩ Elaine Batchlor, giám đốc điều hành của bệnh viện cho biết: "Nếu tình hình tiếp tục tồi tệ, chúng tôi buộc chọn lựa bệnh nhân để điều trị, điều không chuyên gia y tế nào muốn làm".
Batchlor cho biết cơ sở quá tải vì đa số dân cư quanh vùng là lao động tuyến đầu, thu nhập thấp, mắc bệnh nền, tham gia bảo hiểm công hoặc không có bảo hiểm.
Những bệnh viện khác lớn hơn trong vùng từ chối các bệnh nhân có thu nhập thấp từ nam LA, những người mắc bệnh nặng cần mức độ chăm sóc cao khả năng bệnh viện cộng đồng có thể cung cấp.
Tình trạng cũng tồi tệ tại các bệnh viện khác. Bill Caswell, giám đốc điều hành chuỗi bệnh viện Kaiser tại nam California, cho biết tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tăng từ khoảng 52% hai tuần trước lên hơn 80%.
County-USC, một trong những bệnh viện công lớn nhất phải dừng cấp cứu bệnh nhân mới trong 12 tiếng hôm 28/12 vì bệnh viện quá tải.
Bác sĩ Brad Spellberg, giám đốc y tế County-USC, cho biết: "Không có công thức chung giải quyết vấn đề này. Hiện tại, các quyết định mà chúng tôi đang đưa ra hàng giờ là, làm thế nào để tránh khủng hoảng? Làm thế nào vừa xả lũ lại vừa phải nâng cao đê để tránh tình huống xấu nhất phải lựa chọn bệnh nhân được điều trị?"
Ngay cả bệnh viện nhỏ hơn ở những vùng xa xôi cũng phải vật lộn để tồn tại.
Bệnh viện Emanate ở Covina "đang rối tung" theo Tanya West, y tá đã làm việc tại đây sáu năm qua. "Cơ sở gần như không còn chỗ cho bệnh nhân", cô nói. Người bệnh mới đợi trên xe cấp cứu trong khi những người khác nằm la liệt trong sảnh chờ.
Bệnh viện điều trị khoảng 150 bệnh nhân Covid-19 vào tuần trước, chiếm 60% tổng số bệnh nhân, trong đó 22 trường hợp cần chăm sóc đặc biệt.
West nói: "Chúng tôi đang chứng kiến lượng lớn bệnh nhân Covid tăng vọt, nhưng vẫn phải tiếp nhận những trường hợp cấp cứu điển hình khác, từ đau tim đến gãy chân. Các ca cấp cứu chuyển đến không ngừng".
Y tá Joan Pung đang theo dõi bệnh nhân trong khu vực chăm sóc đặc biệt, bệnh viện St. Jude, Los Angeles, hôm 24/12. Ảnh: LA Times
Theo dữ liệu từ Los Angeles Times, người dân sống tại các cộng đồng da màu, thu nhập thấp, không gian chật chội bị ảnh hưởng nặng nề và gặp rào cản trong chăm sóc y tế, so với những đối tượng khác.
Các bệnh viện ở đông nam Los Angeles (LA) và nam San Gabriel đang quá tải nghiêm trọng. Những cơ sở y tế tương đối nhỏ nên không thể kê thêm giường bệnh hoặc tăng cường nhân sự chăm sóc đặc biệt.
Dữ liệu cho thấy cư dân gốc Latinh, gốc Phi gặp nhiều nguy cơ nhiễm virus và tỷ lệ chết cao hơn người da trắng. Giới chức cho biết những người lao động thiết yếu có thu nhập thấp thường mắc bệnh tại nơi làm việc, sau đó truyền virus cho người thân.
Dữ liệu do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ công bố hơn 6.000 bệnh nhân nhiễm nCoV phải nhập viện ở LA vào tuần trước năm mới, gấp gần 4 lần so với tháng 11, đẩy tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 ở tất cả các bệnh viện trong khu vực lên trên 40%.
Việt Nam tăng 'ngoại giao y tế' với châu Phi - Trung Đông Việt Nam củng cố quan hệ với châu Phi - Trung Đông thông qua nhiều biện pháp, trong đó có ngoại giao y tế, theo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi. Để thích ứng với "tình trạng bình thường mới" và phục hồi kinh tế, Việt Nam và nhiều nước Trung Đông - châu Phi đã đẩy mạnh cải cách kinh tế,...