Mỹ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc bệnh cúm mùa
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch (CDC) Mỹ, từ đầu mùa cúm đến nay, nước này đã ghi nhận ít nhất 25 triệu ca mắc bệnh cúm, trong đó có 270.000 trường hợp phải nhập viện và 17.000 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cũng theo cơ quan trên, trong tuần kết thúc ngày 14/1, tại Mỹ có hơn 6.300 người phải nhập viện do nhiễm cúm. Ngoài ra, từ đầu mùa cúm đến nay đã có 85 bệnh nhi tử vong do nhiễm loại virus này, trong đó có 6 ca ghi nhận trong tuần này.
Trước số ca nhiễm cúm tăng nhanh, CDC Mỹ kêu gọi người dân tích cực đi tiêm phòng cúm hằng năm để ngăn ngừa lây nhiễm và tránh nguy cơ mắc các triệu chứng nặng.
Video đang HOT
Ấn Độ thúc đẩy giải trình tự bộ gene virus ở các ca mắc COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, báo chí Ấn Độ ngày 20/12 đưa tin Bộ Y tế nước này đã chỉ thị các cơ quan chức năng cấp bang tăng cường giải trình tự bộ gene virus ở các ca mắc COVID-19 trước tình trạng "gia tăng đột biến" số ca mắc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Brazil.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một nhà ga ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nguồn tin báo chí chí dẫn chỉ thị của Bộ Y tế Ấn Độ cho rằng "điều quan trọng là phải đẩy nhanh thiết lập toàn bộ trình tự gene ở các mẫu bệnh phẩm lấy từ các trường hợp dương tính" nhằm theo dõi và xác định mọi biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Theo đó, yêu cầu tất cả các bang hằng ngày gửi nhiều nhất có thể các mẫu bệnh phẩm đến các phòng thí nghiệm giải trình tự bộ gene được chỉ định trên toàn quốc.
Bộ Y tế Ấn Độ cũng lưu ý về số ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh ở Trung Quốc sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Trong khi đó, Mỹ cảnh báo khả năng xuất hiện thêm các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Ấn Độ - một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian dịch COVID-19 lây lan đỉnh điểm - hiện chưa ghi nhận sự gia tăng đáng kể nào về số ca mắc mới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết các dòng phụ mới của biến thể Omicron là BQ.1 và BQ.1.1 gây ra khoảng 70% số ca mắc mới tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 17/12.
Theo ước tính mới nhất của CDC Mỹ, biến thể phụ BQ.1.1 chiếm khoảng 38,4% các biến thể đang lưu hành tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 17/12, trong khi BQ.1 chiếm 30,7%.
BQ.1.1 và BQ.1 thuộc dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron. Hai dòng phụ mới này phát triển đặc biệt nhanh kể từ tháng 10 vừa qua. Vào đầu tháng 10, mỗi dòng phụ này gây ra khoảng 1% số ca mắc mới ở Mỹ. Giữa tháng 11 vừa qua, BQ.1.1 và BQ.1 đã thay thế BA.5 trở thành các chủng chủ đạo ở nước này. Số ca nhiễm BA.5 chỉ chiếm 10% số ca mắc mới tại Mỹ trong tuần gần đây nhất.
Trong khi đó, một biến thể phụ khác của Omicron là XBB cũng đang trên đà gia tăng, gây ra 7,2% số ca mắc mới.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại vaccine "gần như không vô hiệu hóa được" các biến thể phụ BQ và XBB, kể cả các liều vaccine tăng cường mới chống biến thể Omicron. Đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới và tái mắc gia tăng, mặc dù vaccine đã được chứng minh là có khả năng ngăn bệnh chuyển biến nặng.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tổng số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã vượt ngưỡng 100.000.000 ca vào ngày 20/12, cụ thể là 100.002.248 ca tính đến 17h21' theo giờ địa phương, trong đó có 1.088.218 ca tử vong. Bang California ghi nhận số ca mắc nhiều nhất, với hơn 11,6 triệu ca, tiếp đó là bang Texas với khoảng 8,1 triệu ca, bang Florida với hơn 7,3 triệu ca và bang New York với hơn 6,5 triệu ca.
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới, chiếm hơn 15% số ca mắc toàn cầu và hơn 16% số ca tử vong toàn cầu.
Cảnh báo các loại virus đường hô hấp hoành hành đồng thời tại châu Âu và Mỹ Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo các hệ thống y tế của Liên minh châu Âu (EU)/Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) có thể phải đối mặt với "áp lực đáng kể" trong những tháng tới. Người dân và du khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư...