Mỹ ghi nhận các ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron ở 3 bang
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các quan chức y tế Mỹ ngày 2/12 cho biết đã có 3 bang ở nước này- gồm California, Colorado và Minnesota – ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên do biến thể Omicron.
Các trường hợp trên đều đã được tiêm phòng đầy đủ và chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo thông báo, bệnh nhân ở Minnesota là trường hợp đầu tiên bị nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron trong cộng đồng sau khi tới thành phố New York và tham dự một hội nghị được tổ chức tại Trung tâm Javits từ ngày 19-21/11. Trong khi đó, giới chức y tế bang Colorado cho biết ca nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron ở bang này trước đó đã đi du lịch tới miền Nam châu Phi. Tương tự, ca nhiễm ở bang California cũng từng đi du lịch tới Nam Phi.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, các quan chức y tế thành phố New York đã kích hoạt đội ngũ truy dấu vết những người tham dự hội nghị nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Trong một tuyên bố, Thị trường thành phố New York nhận định biến thể Omicron đã lan truyền trong cộng đồng. Tiến sĩ Leana Wen, Giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học George Washington và là cựu ủy viên y tế bang ở thành phố Baltimore (bang Maryland), cho biết vấn đề chỉ là thời gian trước khi có thêm nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron được phát hiện ở Mỹ.
Cùng ngày, nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron nguy hiểm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các quy định mới về xét nghiệm mới đối với du khách quốc tế, đồng thời cam kết trong những tuần tới người dân Mỹ sẽ có quyền xét nghiệm COVID-19 tại nhà miễn phí và nhanh chóng. Với quy định mới, du khách quốc tế tới Mỹ phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 24 giờ trước khi lên chuyến bay tới Mỹ, thay vì 3 ngày như chính sách hiện nay.
Video đang HOT
Hiện tại các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để đánh giá khả năng lây lan cũng như mức độ gây bệnh của biến thể Omicron, cũng như nghiên cứu tính hiệu quả chống lại biến thể này của các loại vaccine hiện nay.
Vì đâu Indonesia bị cảnh báo là 'bom hẹn giờ' COVID-19?
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng bùng phát lan tràn COVID-19 nếu giới chức y tế nước này không hành động tức thời.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Ở thời điểm hiện tại, Indonesia là tâm dịch lớn nhất ở Đông Nam Á. Quốc gia 270 triệu dân này có gần 1,9 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 52.300 ca tử vong.
Thực trạng đáng lo ngại
Giới chuyên gia cảnh báo xu hướng gia tăng hoạt động đi lại, tụ tập đông người cùng với sự xuất hiện, lây lan của biến chủng virus mới đã tạo ra một "trái bom hẹn giờ" về bùng phát COVID-19 tại đất nước vạn đảo. Nếu không thực hiện nhiều giải pháp mạnh tay hơn nữa, rất có thể Indonesia sẽ phải đón nhận tình cảnh "bùng nổ lây nhiễm".
Diễn biến dịch bệnh tại Indonesia xấu đi trong ba tuần trở lại đây và bắt đầu gây hiệu ứng quá tải lên hệ thống y tế của nước này. Riêng ngày 10/6, Indonesia ghi nhận 8.892 ca nhiễm nhiễm SARS-CoV-2 mới, mức cao nhất kể từ ngày 23/2. Số ca tử vong trong ngày cũng là 211 người. Thủ đô Jakarta nổi lên là điểm nóng nhất về lây nhiễm.
Ở Java và Sumatra, hai hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, số bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh ba tuần sau khi kết thúc lễ ăn chay của người Hồi giáo, với việc hàng triệu người bất chấp các quy định hạn chế di chuyển để trở về nhà. Theo ông Wiku Adisasmito, thành viên Nhóm đặc trách chống COVID-19 của chính phủ Indonesia, tại Kudus, miền trung đảo Java, các ca bệnh tăng chóng mặt, với tốc độ 7.600%. Các trang thiết bị y tế đã được bổ sung, nhưng công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện trong khu vực đã vượt ngưỡng 90%.
Nhà dịch tễ học Defriman Djafri đến từ Đại học Andalas cho biết khu vực Tây Sumatra ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 ở mức kỉ lục trong tháng 5. Còn tại Riau thuộc đảo Sumatra, số ca mắc mới tính theo ngày trong tháng 5 này thường xuyên trên 800 người/ngày, tăng gấp đôi so với thời điểm hồi tháng 4. Tỉ lệ dương tính với SARS-CoV-2 tại đây khi lấy mẫu xét nghiệm lên tới 35,8%.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Một báo cáo gần đây do nhóm chuyên gia Indones thực hiện cho thấy số liệu thực về lây nhiễm, tử vong do nhiễm COVID-19 tại Indonesia có thể còn cao hơn gấp nhiều lần so với con số được công bố chính thức. Mức chênh lệch này là do năng lực yếu kém trong xét nghiệm và truy vết, khiến không thể kịp thời phát hiện ca nhiễm mới. Giới chức nước này lo ngại, Indonesia có thể đối diện với thảm cảnh tương tự như Ấn Độ nếu như chớm bước vào một làn sóng lây nhiễm mới.
Nguyên nhân bùng phát lây nhiễm và ứng phó của chính quyền Indonesia
Một gia đình ở Jakarta, Indonesia làm lễ an táng cho người thân tử vong vì COVID-19. Ảnh: AP
Giới chuyên gia nhận định, lây nhiễm COVID-19 tại Indonesia diễn biến phức tạp chủ yếu từ hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Indonesia là quốc gia Hồi giáo, với số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Hơn ba tuần trước là quãng thời điểm người Hồi giáo trên toàn thế giới kết thúc tháng ăn chay Ramadan. Trong dịp lễ hội quan trọng này, nhiều người dân Indonesia đã phớt lờ lệnh cấm đi lại tạm thời của chính phủ, họ di chuyển về thăm gia đình, bạn bè trong kỳ nghỉ lễ và làm tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Kế đến, biến chủng Delta - chủng xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ, đang có xu hướng lây lan mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á và khiến diễn dịch bệnh ở Indonesia xấu đi. Theo chuyên gia dịch tễ Dicky Budiman đến từ Đại học Griffith (Australia), biến chủng Delta mới chỉ đang lây lan ở Indonesia trong giai đoạn đầu và vì thế tiềm ẩn bùng nổ các ca nhiễm mới, đẩy hệ thống y tế vào ngưỡng quá tải.
Việc đánh giá thực chất về mức độ tác động của các biến chủng mới ở Indonesia đang gặp khó khăn, do năng lực giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 yếu. Cho đến nay, cả ba biến chủng được cho là nguy hiểm nhất là Delta, Alpha và Beta đều đã xuất hiện tại Indonesia.
Indonesia chưa thưc hiện bất kỳ lệnh hạn chế hay đóng cửa nào tầm quốc gia. Thay vào đó, giới chức nước này thiên về khoanh vùng, đóng cửa trong phạm vi hẹp. Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19, coi đây là biện pháp chủ chốt để kiểm soát lây nhiễm. Nhưng chiến dịch tiêm chủng vẫn khá chậm. Đến thời điểm này, mới có khoảng 6% người trưởng thành ở Indonesia được tiêm đủ liều và khoảng 9,4% người được tiêm ít nhất một mũi.
Châu Phi đẩy mạnh việc phát hiện biến thể Omicron Ngày 2/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các quốc gia châu Phi đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới gây bệnh COVID-19, với tên gọi Omicron, thông qua việc phát hiện và kiểm soát nhiều hơn do số ca mắc COVID-19 hàng tuần đang tăng tới 54%, chủ yếu ở miền Nam châu Phi....