Mỹ gây tranh cãi với gói viện trợ mới cho Ukraine
Hãng Ukrinform đưa tin Mỹ vừa công bố gói viện trợ trị giá 1 tỉ USD (24.000 tỉ đồng) cho Ukraine.
Tuyên bố được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra trong cuộc họp với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ở Kyiv ngày 6.9.
Đợt hỗ trợ lần này được kỳ vọng sẽ củng cố hệ thống phòng không của Ukraine, đảm bảo các nhu cầu quân sự dài hạn và duy trì an ninh ở các khu vực mà Kyiv vừa tái kiểm soát.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Kyiv ngày 6.9. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, gây tranh cãi trong gói hỗ trợ lần này là khoản tiền 175 triệu USD được đưa ra vào lúc cuộc phản công của Ukraine đã bước sang tháng thứ 4, trong đó bao gồm đạn uranium nghèo cho xe tăng Abrams. Theo ông Blinken, tiến trình phản công của Ukraine đã tăng tốc trong vài tuần qua và sự hỗ trợ mới này sẽ giúp duy trì và tạo thêm động lực.
Xem nhanh: Chiến dịch ngày 560, Ukraine tiếp tục gây sức ép; Mỹ cấp đạn uranium nghèo
Dù có thể giúp phá hủy xe tăng Nga, loại đạn này bị cấm ở nhiều quốc gia bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe con người, bao gồm nguy cơ dẫn đến ung thư và dị tật bẩm sinh. Trước đó, Washington đã gửi đạn chùm tới Ukraine, một loại vũ khí bị phản đối khác bởi mức độ ảnh hưởng tương tự.
Đại sứ quán Nga tại Washington lên án gói viện trợ trên, cho rằng Mỹ biết rõ những hậu quả và đang tự lừa dối chính mình khi “từ chối chấp nhận thất bại của cái gọi là cuộc phản công của quân đội Ukraine”, theo TASS.
F-16 sẽ được gửi đến Ukraine?
Vài giờ sau khi Ukraine được cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu từ Mỹ và Đức, Kiev có thêm yêu cầu về máy bay chiến đấu.
"Chúng tôi có những nhiệm vụ mới phía trước: máy bay chiến đấu kiểu phương Tây", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter hôm 25/1.
Hôm 24/1, sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga, một quan chức Ukraine, Oleksiy Goncharenko, đã đăng trên Twitter: "Tên lửa lại bay qua Ukraine. Chúng tôi cần F16", đề cập đến máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất.
Máy bay F-16 trong cuộc tập trận của NATO. (Ảnh: Getty)
F-16 sẽ được gửi đến Ukraine?
Trong năm qua, Mỹ và các nước châu Âu lần lượt "phá rào" trong việc cung cấp cho Kiev những vũ khí ngày càng mạnh, nhưng chưa gửi máy bay vì sợ có thể kích động Nga leo thang chiến tranh.
Khi thông báo rằng Đức sẽ gửi chuyến 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh rằng việc gửi máy bay chiến đấu không có trong dự định của Berlin. Ông Scholz nói: "Việc không nói về máy bay chiến đấu là điều mà tôi đã nói rõ từ rất sớm và tôi cũng đang nói rõ lại điều đó ở đây".
Các quan chức châu Âu khác, tuy nhiên chưa dứt khoát như vậy. Tuần trước, Ngoại trưởng Hà Lan, Wopke Hoekstra, nói với các nhà lập pháp rằng chính phủ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine máy bay F-16 nếu Kiev yêu cầu và Mỹ cho phép chuyển giao. Ông nói: "Chúng tôi rất cởi mở. Không có điều cấm kỵ nào".
Các quan chức Mỹ trước đây nói F-16 là loại máy bay phức tạp, phải mất nhiều tháng để học cách sử dụng và cũng có yêu cầu bảo trì phức tạp - thường do các nhà thầu dân sự thực hiện và những người này có thể không hoạt động an toàn ở Ukraine. Nhưng cũng chính các quan chức lập luận tương tự về xe tăng Abrams trước khi Tổng thống Biden quyết định gửi chúng đến Ukraine.
Trong suốt cuộc chiến, các đồng minh phương Tây cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và không tạo ra một cuộc đối đầu trực tiếp hơn với Nga. Nhiều quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại rằng các máy bay chiến đấu có thể bay vào không phận Nga hoặc được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên đất Nga.
Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng những lo ngại đó là sai lầm, vì hệ thống phòng không của Moskva khiến các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga trở nên phi thực tế. Mục đích sử dụng chính của máy bay chiến đấu vì vậy sẽ là tăng cường khả năng của Ukraine trong việc bắn hạ tên lửa hành trình và máy bay không người lái tự hủy của Nga.
Đầu cuộc xung đột, Ba Lan từng đề xuất chuyển giao cho Kiev một số máy bay MiG-29 do Nga sản xuất, loại máy bay mà các phi công Ukraine biết lái, thay vì máy bay Mỹ, nhưng kế hoạch không thành hiện thực.
Sẽ có bao nhiêu xe tăng đến Ukraine?
Xe tăng M1 Abrams. (Ảnh: Shutterstock)
Khoản đóng góp lớn nhất đến từ Mỹ - 31 chiếc M1 Abrams, đủ để cung cấp cho một tiểu đoàn quân đội Ukraine. Các quan chức Mỹ cho biết sẽ mất ít nhất vài tháng trước khi Abrams có thể được chuyển giao, mặc dù các chuyên gia cho biết có thể mất ít nhất một năm.
Anh, Đức và Ba Lan từng cam kết gửi 14 xe tăng, trong đó London dự định giao những chiếc Challenger 2 trong vòng vài tuần. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, dự tính Berlin sẽ mất 3 hoặc 4 tháng để xuất xưởng xe tăng Leopard 2. Canada cũng đã cam kết gửi thêm 4 xe tăng Leopard 2 cùng với các huấn luyện viên để hướng dẫn cho lực lượng Ukraine cách vận hành chúng.
Các quan chức quân đội Ukraine từ lâu nói rằng họ cần ít nhất 300 xe tăng phương Tây để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến. Đó là "rất nhiều xe tăng xét ở cấp độ quốc gia", theo một phân tích của Janes, công ty có trụ sở tại London.
Quân đội châu Âu đang nắm giữ ít nhất 2.000 xe tăng Leopard 2 - và hàng trăm loại xe tăng chiến đấu khác. David Silbey, một nhà sử học quân sự tại Đại học Cornell, chuyên phân tích chiến trường, cho biết người Nga cũng có hàng nghìn xe tăng vẫn sẵn sàng trong cuộc chiến.
Ông Silbey nói: "Nếu phương Tây có thể cung cấp 500 đến 1.000 xe tăng, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với người Ukraine và cuộc chiến".
Ukraine tuyên bố không đàm phán hòa bình với Nga Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố khả năng đàm phán hòa bình với Nga sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Sputnik). Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NHK ngày 5/9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Kiev không thể tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì...