Mỹ gặp khó khi tranh đua ở Bắc Cực
Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch tiến hành sứ mệnh tự do hàng hải ở Bắc Cực như những gì đang làm ở biển Đông.
Theo tờ The Washington Times, động thái trên nhằm gửi thông điệp đến Nga và Trung Quốc.
Gần đây, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard V. Spencer nhận định Mỹ đang có nguy cơ tụt lại phía sau tại Bắc Cực, đặc biệt là trước các động thái của Hải quân Nga. “Chúng ta cần phải có một cảng chiến lược ở Bắc Cực. Chúng ta cần thực thi các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở đó” – ông Spencer phát biểu tại cuộc hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ).
Cũng theo ông Spencer, tàu ngầm Mỹ đã hoạt động ở Bắc Cực nhiều thập kỷ nhưng tàu Hải quân Mỹ chưa thực hiện những sứ mệnh lớn tại đó trong những năm qua.
Video đang HOT
Một tàu ngầm Mỹ sau khi phá lớp băng ngoài khơi bờ biển phía Bắc bang Alaska Ảnh: AP
Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ gần đây, ông Spencer khẳng định sự tăng cường hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực là ưu tiên chú ý của ông kể từ khi đảm nhận vị trí Bộ trưởng Hải quân. Ông chỉ ra sự kiện Nga xây dựng ở đó 5 đường băng và triển khai 10.000 quân lực lượng đặc nhiệm để “tìm kiếm và cứu nạn”.
Một số nguồn tin an ninh quốc gia Mỹ lo ngại Washington có thể bị loại khỏi cuộc đua giành ảnh hưởng và lợi ích từ hoạt động khai thác tài nguyên ở Bắc Cực nếu không chú trọng hơn đến các sứ mệnh quân sự tại khu vực này. Do đó, giới lập pháp Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc nhanh chóng soạn thảo kế hoạch chiến lược cho các hoạt động của lực lượng nước này ở Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương.
Theo một số chuyên gia, hiện chưa rõ Hải quân Mỹ có năng lực thực hiện những sứ mệnh lớn ở Bắc Cực hay không. Hạm đội Mỹ chưa được trang bị đủ để hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt trong lúc khu vực này chưa có các cảng biển thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Hải quân Mỹ không có tàu phá băng, còn Nga có một hạm đội gồm 50 tàu chiến, bao gồm 6 tàu được trang bị đặc biệt để đi lại và chiến đấu ở vùng biển Bắc Cực. Hải quân Trung Quốc cũng có 6 tàu như thế.
Lục San
Theo NLĐO
Lầu Năm Góc "truy nã" 331 triệu USD từ liên quân Ả Rập Xê út tại Yemen
Lầu Năm Góc đang lấy lại hàng trăm triệu USD ngân sách mà nước này đã cung cấp cho Ả Rập Xê út và UAE trong khoảng thời gian 3 năm khi hai nước này được tiếp nhiên liệu máy bay miễn phí trong cuộc chiến ở Yemen.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rebecca Rebarich, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ "đang trong quá trình tìm kiếm khoản bồi hoàn" 331 triệu USD cho nhiên liệu và số giờ bay của các máy bay quân sự. "Các đồng minh của chúng ta đều đã được thông báo về việc hoàn trả những khoản ngân sách mà họ đang nợ".
Mỹ đang yêu cầu Ả Rập Xê út và UAE hoàn trả 331 triệu USD khi 2 nước này được Mỹ tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay.
Theo Thượng nghị sĩ Jack Reed, quyết định này "cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ hoạt động của Bộ Quốc phòng". Trước đó, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã điều tra được vấn đề mà Lầu Năm Góc gọi lại "lỗi kế toán" không lâu sau khi Mỹ và Ả Rập Xê út đạt được thỏa thuận chấm dứt các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không.
Trong quá khứ Lầu Năm Góc đã rất nhiều lần gặp vấn đề trong kế toán, và rất nhiều lần cơ quan này đã để lãng phí hàng chục tỉ USD. Trước đây Quốc hội Mỹ không được thông báo về việc Lầu Năm Góc có thỏa thuận hỗ trợ tiếp nhiên liệu trên không cho lực lượng liên quân Ả Rập Xê út tại Yemen, khiến Mỹ tiêu tốn một khoản chi phí lớn.
Quyết định yêu cầu bồi hoàn của Lầu Năm Góc là dấu hiệu tiếp theo cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Xê út đang không tốt đẹp. Mặc dù nhiều quan chức Mỹ khẳng định rằng việc hỗ trợ cho liên quân Ả Rập Xê út ở Yemen là cần thiết và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng việc ngừng trợ giúp cho Riyadh sẽ gây ra "thiệt hại nghiêm trọng" đối với lợi ích của Mỹ, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết có nội dung chấm dứt sự hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với liên quân Ả Rập.
Sau đó, một nghị quyết thứ hai có nội dung lên án Thái tử Ả Rập Xê út Mohammed bin Salman khi ông được cho là đã hạ lệnh hạ sát nhà báo Jamal Khashoggi, một cây viết của báo Washington Post, cũng đã được Thượng viện thông qua.
Cuộc chiến do Ả Rập Xê út tiến hành ở Yemen đang nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm từ người dân Mỹ. Hãng tin AP đã cho đăng tải bài viết nói rằng 1 trong 3 người bị máy bay không người lái hạ sát là dân thường và Liên Hợp Quốc trong nhiều tháng qua đã cảnh báo rằng một nửa dân số Yemen đang đứng trước nguy cơ lâm vào nạn đói.
Theo Infornet
Nga bị nghi đưa tàu ngầm "Hố đen" đến eo biển Kerch giữa lúc căng thẳng với Ukraine Mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh cho thấy tàu ngầm Nga dường như đã rời cảng Sevastopol ở Biển Đen, hướng về eo biển Kerch không lâu sau khi Moscow bắt giữ tàu hải quân và các thủy thủ Ukraine. Tàu ngầm Nga được cho là rời cảng Sevastopol hôm 30/11. (Ảnh: Twitter) Hãng tin Daily Star ngày 6/12 dẫn các...