Mỳ gạo, mỳ sợi – món ăn đơn giản mà ngon miệng
Hôm vừa rồi, tôi được một người chị đồng nghiệp rủ đến nhà để ăn “ mỳ bao cấp” – món ăn mà tôi chưa từng được thử bao giờ, hoặc khi đó tôi còn quá nhỏ, không thế nhớ được hương vị của món ăn mà các thế hệ đi trước từng ăn nhiều đến mức… phát sợ.
Ôn cố tri tân
Món “mỳ bao cấp” mà chị đồng nghiệp (hơn tôi tới 17-18 tuổi) nấu khi đó là một loại mỳ sợi khô mua ở siêu thị. Chị bảo, giống mỳ thời bao cấp mà chị đã từng ăn lắm. Chị nấu mỳ với cà chua và hành hoa. Mỳ không có “người lái”, tức là không có thịt, chỉ có chút mỡ nước xào với cà chua cho chín mềm rồi đổ nước, cho mỳ đã ngâm mềm trước đó rồi vào nấu. Mỳ chín thì thêm mắm muối cho vừa miệng, chút mỳ chính, rắc hành rồi múc ra bát. Hôm đó, ngoài tôi còn có nhiều người bạn của chị nữa. Họ hầu hết đều đã ở tuổi “lục thập hoa giáp”, tất cả ăn xong đều gật gù công nhận là món mỳ này quá giống với mỳ ngày xưa đã từng ăn, tuy nhiên vị bây giờ ngon hơn nhiều. Hóa ra, nước nấu mỳ không chỉ có mắm muối mỳ chính mà còn có cả thêm một chút nước cốt xương hầm của Nhật Bản.
Thế rồi, chuyện mỳ thời bao cấp bỗng trở nên rôm rả, mỗi người góp một chuyện. Nào là nhà máy mỳ sợi ở chùa Bộc ngày xưa đi qua mùi thế nào. Chuyện ở nhà tự lấy bột mỳ ra cán thành mỳ sợi, nấu nên nước sền sệt toàn bột thế nào. Rồi thì bát mỳ ấy mà có thêm tí mỡ hay tí tóp mỡ thôi đã là quý lắm rồi, nhà nào phải sang trọng lắm thì mới có thêm chút thịt. Và thời điểm đó, mỳ sợi cũng là một thứ thực phẩm quan trọng và đắt đỏ hơn gạo rất nhiều… Câu chuyện cứ thế trôi đi, hóa ra ký ức vị giác luôn là một thứ khiến con người ta nhớ lâu và sâu nhất. Bây giờ, nhiều quán ăn cố làm ra vẻ thời bao cấp nhan nhản ngoài phố. Tuy nhiên, những người đã sống qua cái thời khó khăn ấy có đến thưởng thức thì lúc về đều lắc đầu mà rằng: Chẳng giống gì cả.
Lựa chọn dễ dàng
Mỳ bây giờ thì muôn hình vạn trạng. Gạt đi câu chuyện mỳ ăn liền, mỳ gói – thứ đồ ăn nhanh thịnh hành từ đời sống cho tới các clip quảng cáo trên tivi – riêng mỳ gạo thôi cũng đã có quá nhiều chuyện để nói rồi. Ở miền Bắc, cách gọi thông dụng nhất là mỳ bánh đa hay bánh đa. Có rất nhiều làng làm mỳ bánh đa, tiêu biểu nhất là mỳ Chũ ở Bắc Giang. Mỳ bánh đa không tiện như mỳ tôm, nhưng ăn ngon và không nóng.
Cách nấu mỳ thì cũng rất đa dạng. Có thể nấu với thịt lợn, thịt bò, thịt gà… đều được. Buổi sáng, nếu không muốn cho cả nhà ra ngoài ăn sáng thì có thể tự chế biến ở nhà, vừa sạch, vừa ngon, vừa rẻ. Nguyên liệu để nấu một bát mỳ đơn giản nhất thì cần có cà chua, thịt lợn băm nhỏ và hành hoa. Cà chua xào lên với mỡ nước hoặc dầu ăn rồi nêm thêm nước, khi nước lăn tăn sủi thì thả thịt đã viên nhỏ như miếng mọc. Đợi nước sôi lại, thịt chín nổi lên thì vớt bọt để đảm bảo nước nấu mỳ trong nhất có thể. Tiếp đến thả mỳ đã ngâm mềm, rồi nêm mắm muối vừa miệng, bắc xuống rắc thêm hành hoa, mùi tàu thái nhỏ, múc ra bát ăn nóng. Món này trẻ con thường thích ăn, phù hợp với các bữa sáng. Nếu không thích nấu với thịt lợn thì có thể nấu với thịt bò, có thể cho thêm rau cải xanh hoặc cải ngọt, cải chíp cũng được. Cũng có thể nấu với rau cần hay nấu với sườn.
Video đang HOT
Đặc sản bình dân
Hà Nội có rất nhiều quán hàng bán bánh đa cá rô. Đó cũng là một món ăn rất đặc trưng của người Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, nếu không thích ra hàng ăn thì cũng có thể tự nấu ở nhà. Đơn giản nhất là luộc cá rô, gỡ xương, để riêng thịt ra một bát, xào thịt với chút nghệ và gừng. Xương cá cho vào máy xay, xanh nhuyễn lọc bỏ bã, lấy nước. Nước xương cá được bắc lên bếp, đun sôi, thêm một miếng gừng nhỏ đập dập rồi nêm mắm muối cho vừa ăn. Cải xanh thái nhỏ. Mỳ bánh đa ngâm mềm. Thả rau và mỳ, rau chín thì thêm thịt cá, hành hoa và vài nhánh thìa là. Thế là có bát bánh đa cá rô. Thơm, ngon, sạch, giá cả lại rất phải chăng. Bây giờ, nhiều người lười gỡ cá rô vì nó không phải việc đơn giản, cũng không dành cho những ai thiếu kiên nhẫn và cả kỹ năng. Gỡ không khéo miếng cá sẽ nát mà vẫn còn xương. Chính vì thế, có rất nhiều nơi bán cá rô đã gỡ và xào chín. Khi mua sẽ được thêm vài chai nước ninh xương cá, lúc cần chỉ việc đổ vào nấu, rất tiện.
Ngoài các món mỳ nước, mỳ bánh đa cũng có thể chế biến thành nhiều món xào hấp dẫn. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc có món mỳ bánh đa xào rau bò khai. Rau bò khai giòn, ngọt, cuộn với vị mỡ beo béo cùng vị dai của mỳ ăn rất ngon. Ngoài ra cũng có thể xào với rau bắp cải hoặc dưa bắp cải muối chua, cách này ăn rất hợp vị. Thêm nữa là có thể xào với thịt bò, tim cật và rau cần.
Bây giờ, cùng với các phong trào ăn kiêng theo trường phái keto hay eat clean, thị trường và các bà nội trợ còn lựa chọn mỳ gạo lứt cho gia đình với quan niệm gạo lứt tốt cho sức khỏe. Về cơ bản, mỳ gạo lứt khá giống với mỳ gạo thường, cách nấu cũng y hệt. Song sợi mỳ cứng hơn và có mùi khá đặc trưng, giá cũng đắt hơn mỳ gạo. Nhưng cái gì tốt cho sức khỏe thì đương nhiên không nên tiếc. Chỉ có điều, không hiểu các trào lưu ăn kiêng sẽ kéo dài bao lâu.
5 đặc sản quen thuộc ở Việt Yên, Bắc Giang
Nem nướng, nộm cá, lươn om hay ếch xào... là những món ăn dân dã nhưng nhờ cách chế biến đặc biệt đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua ở vùng đất này.
Sinh hoạt ăn uống của người dân Việt Yên, Bắc Giang chủ yếu duy trì nhờcách chế biến nguồn sản vật có sẵn trong tự nhiên. Lâu dần, những món ăn này trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa cơm thường nhật, đãi khách, tiệc tùng... và được nâng lên thành đặc sản.
Lươn om
Đầu tiên, đậu hũ được rán, kết hợp thịt ba chỉ thái nhỏ xào và chuối xanh cắt khoanh, thêm củ sả, tương, mẻ và gia vị muối mắm. Tất cả sẽ được đưa vào nồi om.
Riêng lươn sau khi làm sạch, thái đoạn ngắn xong cũng cho vào nồi tiếp tục om chín. Món ăn được dọn ra có mùi thơm sả, tương, mẻ hòa trong từng miếng lươn béo ngậy rất hấp dẫn và kích thích vị giác.
Lươn om chuối xanh nóng hổi, phù hợp cho những ngày se lạnh. Ảnh: Lê Thương
Nem nướng
Món này làm từ thịt nạc và bì heo. Sau khi bì thái sợi nhỏ, cùng với thịt nạc sẽ được trộn lẫn với thính gạo rang vàng, muối, tiêu xay. Phần lá ổi non cuộn lại vào giữa thịt, lá vông lót bên ngoài.
Cuối cùng, nem được đem gói trong lá chuối khô, bên ngoài lại bọc tiếp một lớp lá chuối tươi. Khi gói, người làm phải bẻ góc sao cho bên ngoài nem trông đẹp như bánh tẻ.
Nem sau khi gói và ủ. Muốn ngon phải đem nướng trên than đỏ lửa đến khi vỏ cháy vàng có mùi thơm. Ảnh: Ngô Thu Hường
Bánh gói xong sẽ đem ủ khoảng một ngày, sau đó nướng trên than củi. Vừa nướng, nem vừa được rưới mỡ heo đến khi mùi thơm lừng là dùng được.
Nộm cá
Món này làm bằng cá mè hoặc trắm còn tươi sống. Sau khi làm sạch, lược hết xương, thái chỉ, cá được trộn với quả trám xắt nhỏ, củ chuối tiêu non, lá gừng, khế chua đập dập, tương hột, sau đó cho thêm các loại gia vị cần thiết như mắm, muối, bột ngọt.
Khi ăn, thực khách sẽ cuốn chung với lá sung, nộm cá thơm thơm, béo và bùi vị. Thông thường người dân ở Việt Yên làm món này vào giai đoạn tháng 8-12 ngay vào mùa trám đen trộ trái. Quả trám là nguyên liệu quan trọng trong quá trình chế biến nộm cá, nếu thiếu thì món ăn sẽ không còn mùi vị thơm ngon và đặc biệt nữa.
Các món ếch
Món ếch xào dễ làm và không kén người thưởng thức. Cũng như nhiều nơi khác, người dân Việt Yên thường xào ếch với lá xương sông, lá lốt cùng tương. Món xào thường chỉ sử dụng phần đùi của ếch.
Riêng món ếch băm viên rán chả dùng nguyên con băm nhuyễn, sau đó trộn trứng gà (hoặc vịt), mộc nhĩ, hành, muối và hạt tiêu, vo viên tròn và cho vào chảo dầu nóng rán vàng. Món này ăn kèm các loại rau sống và dùng nước mắm pha ngọt để chấm.
Ếch có thể xào chung với lá lốt hoặc sả. Ảnh: lothienquan
Món ếch nhồi có phần nguyên liệu chuẩn bị khá giống ếch băm viên rán chả, nhưng cách chế biến có vẻ khá cầu kì. Da ếch được lột khéo léo, sao cho giữ nguyên hình con vật.
Phần thịt, xương sẽ được băm nhuyễn và trộn chung với trứng gà, mộc nhĩ, hành, muối và hạt tiêu. Sau đó đem nhồi tất cả vào da ếch, hấp cách thủy và cuối cùng cho vào chảo rán vàng. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng, thường dùng để đãi khách trong các bữa tiệc.
Gỏi cá
Cá mè sau khi được làm sạch sẽ phân tách phần thịt và xương. Sau đó, người làm đem băm nhỏ phần xương bày trước lên đĩa, kế đó tới phần thịt cũng vậy. Xung quanh thì trang trí bằng cà chua, rau thơm. Riêng đầu cá băm nhỏ, nấu với nước tương và thêm chút mật mía để làm nước chấm.
Món này thường ăn kèm lá ổi, sung hay gừng. Vị ngọt của nước chấm, mặn chát lá sung hòa cùng với thịt cá thơm và xương cá bùi bùi tạo nên vị ngon lạ miệng.
Ốc xào hẹ Món ốc xào hẹ lạ miệng hấp dẫn vô cùng, đây sẽ là món xào hấp dẫn cho bữa cơm tối của gia đình. Nguyên liệu: - 350g thịt ốc - 200g hẹ - 3g gừng - 5 tép tỏi - 5 quả ớt - Nước tương, muối, bột gà, dầu ăn Cách làm: Bước 1 Ốc chà với một ít muối rồi...