Mỹ, EU và Nhật Bản nhất trí làm mới quan hệ đối tác ba bên
Giới chức thương mại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản ngày 17/11 đã ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí làm mới mối quan hệ đối tác ba bên nhằm đối phó với các thách thức toàn cầu trong thương mại.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai (phải) tại cuộc gặp ở Tokyo ngày 17/11/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong tuyên bố chung, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis và Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Koichi Hagiuda thông báo kế hoạch họp trực tiếp bên lề hội nghị bộ trưởng sắp tới của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nghị dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 30/11 đến ngày 3/12.
Trước đó, cùng ngày, bà Tai và ông Hagiuda đã có cuộc gặp song phương tại Tokyo, trong đó hai bên nhất trí triển khai sáng kiến tổ chức định kỳ các cuộc thảo luận về những vấn đề thương mại quan trọng đối với hai nước. Hai quan chức cũng khẳng định sẽ hợp tác để giải quyết bất đồng liên quan đến các biện pháp thuế mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp lên thép và nhôm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần qua, trong cuộc gặp giữa ông Haguida với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimonda cũng tại Tokyo, hai bên thống nhất bắt đầu triển khai đàm phán để giải quyết vấn đề thuế quan.
Tháng trước, Mỹ đã giải quyết xong tranh chấp trong vấn đề trên với EU, theo đó cho phép không áp thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU. Tokyo tuy không áp dụng các biện pháp trả đũa như cách làm của EU nhưng liên tục đề nghị Mỹ dỡ bỏ thuế đánh vào thép nhôm xuất khẩu của nước này.
Lãnh đạo "Bộ Tứ" sẽ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo Kyodo, trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, lãnh đạo từ 4 quốc gia này có thể sẽ phản đối các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ gồm: (Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản dẫn nguồn thạo tin hôm 22/9 cho hay, lãnh đạo 4 nước "Bộ Tứ" được cho là sẽ phản đối các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông khi họ gặp thượng đỉnh ở Washington, Mỹ vào tuần này.
Theo các nguồn tin, một bản nháp tuyên bố chung của các lãnh đạo dường như đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn mức bình thường trước đó liên quan tới tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố này được cho là sẽ "phản đối những thách thức gây ảnh hưởng tới trật tự dựa trên quy tắc" ở các khu vực trên.
Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9, sẽ là sự kiện họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Mỹ cho biết, sự kiện sẽ mang tới một cơ hội để củng cố quan hệ, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Tại hội nghị thượng đỉnh "Bộ Tứ" hồi tháng 3, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tìm cách để đối phó với việc Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm ngoái, Trung Quốc từng nghi ngờ rằng Mỹ muốn xây dựng "NATO Ấn Độ - Thái Bình Dương" với nòng cốt là nhóm "Bộ Tứ", cũng như cáo buộc Washington muốn tạo ra "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và "khuấy động sự đối đầu giữa các nhóm và khối khác nhau" cũng như "kích thích cạnh tranh địa chính trị".
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, với hàng loạt mâu thuẫn xoay quanh nhiều vấn đề từ Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương cho tới chiến tranh thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ...
Nhật Bản phát hiện dấu hiệu bất thường tại Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, sáng 17/8, chuông cảnh báo cháy đã vang lên tại Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka ở tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản. Công ty Điện lực Chubu - đơn vị điều hành nhà máy này - xác nhận phát hiện khói trong một tòa nhà. Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka. Ảnh minh họa: Kyodo...