Mỹ, EU hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Nam Phi
Mỹ sẽ hỗ trợ Nam Phi chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn và sẽ giúp huy động tài chính từ khu vực tư nhân để hỗ trợ quốc gia phụ thuộc nhiều vào than đá, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm 27/1 trong chuyến thăm Nam Phi.
Hiện tại, than đá là nguồn năng lượng chính của Nam Phi, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng của đất nước. Đất nước này cũng là nước xuất khẩu than lớn thứ năm thế giới.
Tuy nhiên, Nam Phi đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn với việc cắt giảm điện hàng ngày, làm tê liệt nền kinh tế, vì công ty nhà nước Eskom đã không thể tăng công suất phát điện để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Chính phủ Nam Phi gần đây đã bắt đầu thúc đẩy sản xuất điện tái tạo nhiều hơn.
Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và EU đang huy động 8,5 tỷ USD ban đầu để xúc tác cho giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng (JET) của Nam Phi, như một phần của Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng dài hạn (JETP) đã ký vào năm 2021.
“Gói tài chính trị giá 8,5 tỷ USD là một khoản trả trước đáng kể. Điều quan trọng là nó được thiết kế để huy động thêm tiền từ khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện, và tôi sẽ gặp đại diện của cả hai nhóm vào cuối ngày hôm nay,” Bộ trưởng Yellen nói.
Bà Yellen nói thêm: “Chúng tôi hoàn toàn nhận ra rằng việc chuyển đổi nền kinh tế địa phương và nền kinh tế của Nam Phi sang năng lượng sạch sẽ không phải là không có thách thức. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mà chính phủ và khu vực tư nhân của chúng tôi sẽ thực hiện trong những năm tới vào cơ sở hạ tầng gió, mặt trời, lưu trữ pin và phi năng lượng sẽ mang lại lợi tức về việc làm được trả lương cao và một nền kinh tế đang phát triển sạch hơn”.
Theo kế hoạch chuyển đổi công bằng, Nam Phi sẽ đầu tư vào đào tạo lại kỹ năng để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm trong khi họ tìm việc làm mới, đồng thời tái phát triển các mỏ than và nhà máy điện than cũ thành các địa điểm sản xuất năng lượng sạch và các mục đích sử dụng hiệu quả khác.
Bộ Tài chính Mỹ áp dụng các biện pháp đặc biệt để tránh chính phủ bị vỡ nợ
Bộ Tài chính Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo chính phủ nước này không bị vỡ nợ.
Đó là thông điệp được Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nêu ra trong bức thư gửi đến những nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ ngày 19/1.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các số liệu tài chính liên bang cho thấy khoản nợ của chính phủ Mỹ đã tăng lên hơn 31,4 nghìn tỷ USD trong tuần này, vượt mức trần do Quốc hội nước này đặt ra trong lần tăng trần nợ công hơn một năm trước. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã nêu chi tiết các biện pháp khẩn cấp mà cơ quan này sẽ áp dụng, trong đó có việc tạm thời mua lại các khoản đầu tư hiện có và đình chỉ các khoản đầu tư mới của các Quỹ Hưu trí và Người khuyết tật, Quỹ Phúc lợi y tế hưu trí.
Bà Yellen cũng đã cho biết cơ quan của mình sẽ đình chỉ các khoản tái đầu tư của Quỹ Đầu tư Chứng khoán chính phủ (Quỹ G) thuộc Kế hoạch Tiết kiệm hệ thống nhân viên hưu trí liên bang. Theo người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp đặc biệt trên sẽ kéo dài đến ngày 5/6. Các biện pháp này sẽ giúp Quốc hội Mỹ có thời gian để vạch ra một kế hoạch lưỡng đảng nhằm giải quyết vấn đề mức trần nợ công của chính phủ.
Bức thư được Bộ trưởng Tài chính Mỹ gửi đi trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang bị chia rẽ về cách xử lý vấn đề trần nợ công của chính phủ. Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nếu chính phủ vỡ nợ lần đầu vào cuối năm nay.
Quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại Thụy Sĩ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến sẽ cuộc gặp tại Zurich (Thụy Sĩ) vào ngày 18/1 tới, trao đổi quan điểm về phát triển kinh tế và tăng cường kênh tiếp xúc giữa hai nước. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: THX/TTXVN Nguồn tin Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/1...