Mỹ, EU dội ‘mưa trừng phạt’ lên Nga
Chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt đối với hơn 500 mục tiêu sau cái chết của nhân vật đối lập ở Nga Alexey Navalny.
Thông báo trên do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra.
Theo đài CNN, các lệnh trừng phạt mới được áp đặt vào ngày 23-2, một ngày trước cột mốc 2 năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (ngày 24-2-2022).
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại San Francisco hôm 22-2. Ảnh: AP
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm trừng phạt Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
Phát biểu hôm 20-2, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết các lệnh trừng phạt mới của Washington sẽ là một “gói trừng phạt đáng kể”, bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến cơ sở công nghiệp quốc phòng Nga và các nguồn doanh thu cho nền kinh tế Nga.
Tổng thống Joe Biden hôm 22-2 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “phải chịu trách nhiệm” về cái chết của ông Navalny. Bình luận này được nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra sau khi ông gặp vợ và con gái của ông Navalny ở San Francisco.
Video đang HOT
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, gói trừng phạt mới đối với Nga được thảo luận trước cái chết của ông Navalny và được bổ sung sau khi thủ lĩnh đối lập Nga qua đời. Giới chức Washington đã phối hợp với các đối tác châu Âu để thực hiện gói trừng phạt này.
Mỹ cùng với các chính phủ phương Tây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt chống lại Nga trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chúng chỉ gây ra tác động lên nền kinh tế của Nga mà không ngăn được Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt bên nước láng giềng.
Cùng ngày 23-2, Hội đồng châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga.
Gói trừng phạt nhắm vào 106 cá nhân và 88 thực thể, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và tư pháp.
Các biện pháp chống lại những người và tổ chức được liệt kê bao gồm phong tỏa tài sản và cấm đi lại. EU cũng cấm công dân và công ty của khối này cung cấp tiền cho các đối tượng bị trừng phạt.
Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thuỵ Điển, Stockholm chỉ còn 'cửa ải' cuối cùng
Sau nhiều cuộc thảo luận kéo dài, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Nhưng Stockholm vẫn phải đối mặt với "cửa ải cuối cùng" là Hungary.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại cuộc họp báo ở Stockholm ngày 7/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar cho biết vào tối 23/1, các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển với 287 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 4 phiếu trắng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến sẽ ký thành luật trong những ngày tới, chấm dứt tình trạng trì hoãn kéo dài 20 tháng khiến một số đồng minh phương Tây của Ankara thất vọng.
Sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển, Thủ tướng Thụy Điển, ông Ulf Kristersson cho biết Stockholm đã "tiến một bước gần hơn" đến việc gia nhập liên minh quân sự này.
Ông Kristersson đã viết trên nền tảng mạng xã hội X rằng: "Thật tích cực khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO".
Việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển khiến Hungary trở thành nước trì hoãn tiến trình gia nhập NATO cuối cùng của Thụy Điển.
Trước đó, Chính phủ Hungary cũng nhiều lần tuyên bố họ sẽ là thành viên NATO cuối cùng phê chuẩn Thụy Điển gia nhập liên minh.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 23/1, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết ông đã mời người đồng cấp Thuỵ Điển Kristersson tới thăm để đàm phán việc gia nhập NATO.
Thụy Điển và Phần Lan theo đuổi chính sách không liên kết quân sự trong hàng chục năm, ngay cả khi Chiến tranh Lạnh diễn ra.
Tuy nhiên, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, các tính toán địa chính trị đã bị đảo lộn, kéo theo việc Thuỵ Điển và Phần Lan đệ đơn gia nhập NATO vào ngày 18/5/2022.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) nhận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) - Ảnh: nato.int
Sau đó, Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4/2023 trong khi Thuỵ Điển vẫn phải chờ đợi.
Theo báo Bưu điện Washington của Mỹ, sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại sự bổ sung lực lượng đáng kể cho NATO.
Thụy Điển là quốc gia có hải quân mạnh mẽ, lại có thể đóng góp vào việc sản xuất khí tài của NATO khi nước này đang tự mình sản xuất máy bay chiến đấu.
Phần Lan cũng có quân đội được đầu tư bài bản, hùng hậu vì đang áp dụng chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới.
Thụy Điển và Phần Lan bao phủ gần hết đường bờ biển phía Bắc của Biển Baltic. Do đó, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan đã đặt gần như toàn bộ biển này dưới sự kiểm soát của NATO.
Điều này không khỏi khiến Moskva lo ngại bởi Biển Baltic từ lâu đã có ý nghĩa chiến lược với Nga. Nga hiện có thành phố St. Petersburg và vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad tiếp giáp Biển Baltic. Nếu xung đột giữa Nga và NATO xảy ra, các nước NATO được cho là sẽ có thêm nhiều hướng tấn công nhằm vào cả hai nơi này.
Bên cạnh đó, chỉ với việc Phần Lan gia nhập NATO, chiều dài đường biên giới trên bộ của NATO với Nga đã tăng gấp đôi, thêm hơn 1.300 km, một mặt tạo áp lực không nhỏ lên Moskva khi phải tăng cường bảo vệ biên giới, mặt khác NATO cũng sẽ phải bảo vệ đường biên giới này trong trường hợp Nga tấn công.
Slovakia nối lại hợp tác văn hóa với Nga, Belarus Slovakia ủng hộ việc đối thoại với Nga và đang từng bước khôi phục quan hệ với Moskva trên một số lĩnh vực. Thủ tướng Slovakia Robert Fico phản đối lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng hạt nhân Nga. Ảnh: Bloomberg Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle ngày 21/1, Bộ trưởng Văn hóa mới được bổ nhiệm của...