Mỹ duyệt bán 12 tiêm kích F-16 cho Philippines
Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý bán 12 tiêm kích F-16 cùng tên lửa chống hạm và đối không đi kèm trị giá hơn 2,5 tỷ USD cho Philippines.
“Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định phê duyệt hợp đồng tiềm năng để bán tiêm kích F-16 Block 70/72 và thiết bị đi kèm cho Philippines với mức giá ước tính 2,43 tỷ USD. Chúng tôi đã gửi thông báo đến quốc hội Mỹ về hợp đồng này”, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 25/6.
DSCA cho biết chính phủ Philippines đã đề xuất mua 12 tiêm kích F-16 Block 70/72, gồm 10 chiếc F-16C một chỗ ngồi và hai máy bay F-16D hai chỗ ngồi, cùng vũ khí và phụ tùng kèm theo.
Video đang HOT
Thiết kế tiêm kích F-16 Block 70/72 được Mỹ công bố. Ảnh: Lockheed Martin .
Trong một thông cáo khác, DSCA cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê duyệt thương vụ bán cho Philippines 12 tên lửa chống hạm phóng từ máy bay AGM-84L-1 Harpoon và 24 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X Block II với trị giá lần lượt 120 và 42,4 triệu USD.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Joe Biden ký phê duyệt.
Tuy nhiên, thông báo không cho thấy Philippines và Mỹ đã đạt thỏa thuận mua bán với ba thương vụ này. Bộ Ngoại giao Mỹ thường phê duyệt xuất khẩu vũ khí trước khi quá trình đàm phán kết thúc, đây không phải dấu hiệu cho thấy khách hàng của Washington sẽ mua toàn bộ khí tài với mức giá được DSCA công bố.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Philippines đang tìm mua tiêm kích mới, với hai lựa chọn gồm F-16 Mỹ và SAAB Gripen của Thụy Điển.
Không quân Philippines hiện không có tiêm kích chuyên biệt có khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn thị giác. Nhiệm vụ tuần tra phòng không đang được không quân nước này giao cho phi đội 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50PH phát triển từ máy bay huấn luyện phản lực KAI T-50 do Hàn Quốc chế tạo.
Philippines đặt mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19
Philippines ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất.
Jose Concepcion, cố vấn kinh doanh của chính phủ Philippines, hôm nay cho biết các công ty ở nước này sẽ đứng ra mua số liều vaccine trên và tặng lại một nửa cho chính phủ.
Concepcion nói thêm lô vaccine đặt mua có thể tới Philippines vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau và có thể được tiêm cho khoảng 1,5 triệu người. Các công ty tư nhân ở nước này cũng đang đàm phán với AstraZeneca, hãng được đa quốc gia Anh - Thụy Điển có trụ sở chính tại Cambridge, Anh, để mua thêm một triệu liều vaccine.
Một ống được dán nhãn vacine đặt trước logo AstraZeneca hôm 9/9. Ảnh: Reuters.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford trước đó được hãng công bố hiệu quả 70-90% tùy liều lượng. Vaccine có thể đạt mức bảo vệ 90% nếu sử dụng liều 1,5 mũi và 70% trong liệu trình hai mũi.
Chính phủ Philippines trước đó từng đàm phán với một số nhà sản xuất vaccine Covid-19 tiềm năng, đến từ Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tổng thống Philippines Duterte hồi tháng 9 cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga và Trung Quốc sản xuất, bởi họ không yêu cầu tiền đặt trước.
Philippines đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với hơn 420.000 ca nhiễm và hơn 8.200 ca tử vong do nCoV. Tình hình dịch tại nước này đã cải thiện gần đây và các lệnh cấm cũng được nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.
Chính phủ Philippines tuyên bố thúc đẩy quan hệ với chính quyền của Joe Biden Chính phủ Philippines ngày hôm nay (8/11) tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Mỹ dưới nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Sau thông báo về chiến thắng dự kiến của Tổng thống đắc cử Joe Biden, người phát ngôn Tổng thống Philippines, Harry Roque cho biết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã gửi lời chúc...