Mỹ đuối sức khi vũ khí không gian Nga thực chiến
Trong khi Mỹ vẫn đang loay hoay phát triển thì người Nga đã bắt đầu đưa công nghệ vũ khí không gian vào thực chiến.
Theo tờ Bưu điện Washington, tận dụng cơ hội Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan, Trung Quốc và Nga đã bắt tay nghiên cứu khả năng tấn công Mỹ từ vũ trụ.
Tờ báo còn dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, Đô đốc Cecil D. Haney thừa nhận cho dù Mỹ đã nỗ lực rất nhiều, nhưng xung đột trong tương lai có thể bắt đầu hoặc mở rộng trong vũ trụ.
Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cũng bày tỏ lo ngại về việc Nga và Trung Quốc tiếp tục tiến hành nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh.
Rõ ràng lo ngại của Mỹ là hoàn toàn có cơ sở khi Nga đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực này. Theo RIA Novosti, trong tương lai các tàu ngầm của Hải quân Nga sẽ được trang bị loại vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh.
Chiếc MiG-31 số hiệu 072 cùng quả tên lửa chống vệ tinh bên cạnh.
Thông tin này được Phó tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Victor Bursuc cho biết, công nghệ bắn hạ vệ tinh từ tàu ngầm đã tồn tại, không chỉ các nhà khoa học Nga mà cả ở nước ngoài cũng đang phát triển và đây là một trong những vũ khí tương lai dành cho tàu ngầm.
Hiện nay, tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga có thể bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Ngoài ra, Nga cũng đã thử thành công tên lửa 40N6E dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao trên 100km.
Và theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không mới là loại S-500 có thể bắn hạ mục tiêu ở quỹ đạo gần trái đất và đây sẽ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược.
Nói về loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm Nga trong tương lai, hồi giữa năm 2015, trang Sputniknews dẫn nguồn tin từ Hải quân nước này tiết lộ, Moscow sẽ phát triển bản phóng ngầm từ nguyên mẫu chương trình tên lửa 79M6 phát triển dành cho tiêm kích đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, từ đó đến nay Nga vẫn không tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về chương trình tên lửa diệt vệ tinh dành cho tàu ngầm.
Được biết, chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh 79M6 được Liên Xô phê duyệt vào năm 1980. Tên lửa đánh chặn 79M6 là loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. 79M6 có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn. Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km.
Video đang HOT
Theo thiết kế, tiêm kích MiG-31 sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu.
Máy bay sẽ đưa tên lửa lên độ cao 15 – 18 km để phóng. Sau khi tên lửa được phóng đi, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 sẽ kết hợp với trạm vô tuyến mặt đất để dẫn đường đến mục tiêu.
Tên lửa có thời gian bay đến đích từ 100 đến 380 giây tùy thuộc vào độ cao của mục tiêu. Một đầu đạn phân mảnh sẽ vô hiệu hóa hoạt động của vệ tinh. Hỏa tiễn có thể diệt vệ tinh ở độ cao từ 120 – 600 km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ đánh chặn các vệ tinh ở độ cao tới 1.500 km.
Theo bản thuyết minh thiết kế, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới trang bị tên lửa 79M6 có thể hạ 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng diệt vệ tinh hàng đầu thế giới.
Năm 1987, hai máy bay sửa đổi cho nhiệm vụ chống vệ tinh mang số hiệu 071 và 072 tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, nhưng không có vụ phóng tên lửa diễn ra. Và đến năm 1989, chương trình vũ khí chống vệ tinh bị đình chỉ trước khi quá trình phát triển đạt đến giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Ngoài vũ khí chống vệ tinh, Nga đã bắt đầu dùng vũ khí không gian vào thực chiến. Theo Tạp chí Daily Beast, khi tấn công IS ở Syria hồi cuối năm 2015, Nga không chỉ sử dụng vũ khí thông thường mà những thiết bị quân sự không gian cũng đã được huy động.
Theo_Báo Đất Việt
Siêu tiêm kích MiG-31 được hiện đại hóa thế nào?
Với gần 40 năm hoạt động, những chiếc tiêm kích đá nh chặn MiG-31 của Không quân Nga đang cần được hiện đại hóa hơn bao giờ hết.
Theo tờ English Russia, nhà máy chế tạo và sửa chữa máy bay Sokol là một trong những nơi chuyên sản xuất các dòng máy bay chiến đấu cho Mikoyan từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Trong 45 năm hoạt động của mình, nó đã cho ra đời khoảng 13.500 máy bay chiến đấu các loại gồm cả MiG-31.
Ngày nay tuy không còn là nơi sản xuất các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mikoyan, nhưng Sokol lại đảm nhận vai trò sửa chữa và hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-29 cho Không quân Nga.
Hiện tại dây chuyền sản xuất MiG-31 đều đã ngưng hoạt động từ năm 1995, do đó việc hiện đại hóa dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm này luôn là một thử thách đối với bất cứ nhà máy sửa chữa nào.
Đa phần những chiếc MiG-31 có trong biên chế của Không quân Nga đều đã có thời gian hoạt động hơn 30 năm, thậm chí có cả những chiếc đã ngưng hoạt động từ lâu nay được tái sử dụng.
Toàn bộ một chiếc tiêm kích MiG-31 sẽ bị tháo rời khi nó được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM và thứ duy nhất được giữ nguyên trên biến thể này là hệ thống động cơ phản lực Soloviev D-30F6.
Cải tiến lớn nhất của biến thể tiêm kích MiG-31BM là hệ thống thiết bị điện tử với việc thay đổi đáng kể về mặt thiết kế và chức năng bên trong buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được hiện đại hóa nhằm thích hợp hơn với radar Zaslon-M.
Radar Zaslon-M được đánh giá là có khả năng hoạt động vượt trội hơn các phiên bản tiền nhiệm của mình, nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km và khóa mục tiêu ở tầm 280km.
Tuy nhiên việc nâng cấp lên biến thể MiG-31BM không chỉ đơn thuần là trang bị lại hệ thống trang thiết bị điện tử mà còn cả việc đại tu và kéo dài thời gian hoạt động của phần khung thân máy bay.
Mọi chi tiết nhỏ nhất trên một chiếc MiG-31 sẽ được kiểm tra lại trước khi các kỹ sư của Sokol quyết định nâng cấp nó.
Quang cảnh một góc phân xưởng nâng cấp MiG-31 tại Sokol.
Phần cánh của một chiếc MiG-31 được tháo ra khỏi máy bay để kiểm tra lại.
Những bộ phận bị hư hỏng hoặc xuống cấp của MiG-31 đều sẽ được thay thế nhằm đảm bảo sau khi được nâng cấp nó sẽ hoạt động ở tình trạng tốt nhất.
Cận cảnh một chiếc MiG-31 sau khi được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM, với hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng chiếc máy bay này đã gần 40 tuổi.
Theo kế hoạch, sau khi được nâng cấp những chiếc MiG-31BM sẽ hoạt động trong Không quân Nga thêm ít nhất 50 năm nữa. Dự kiến, nó sẽ được thay thế bởi tiêm kích MiG-41 đầy tham vọng đang được MiG OKB nghiên cứu.
Theo_Kiến Thức
Báo Mỹ: Gặp nguy nếu cấm dùng động cơ tên lửa Nga Nhưng lý do nguy hiêm nêu My câm dung đông cơ tên lưa Nga Theo tơ Nationalinterest cua My, lây cơ Nga gây bât ôn Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc đang co y đinh cấm vận động cơ tên lửa RD-180, môt đông thai nguy hiêm, "hai nhiêu hơn lơi" đôi vơi an ninh nêu My qua vôi va. Noi cho ro...