Mỹ dùng tên lửa Trung Quốc dọa Nga-Ấn
Mỹ tự tin khả năng đánh chặn tên lửa Trung Quốc nhưng cảnh báo Ấn Độ và Nga đang là mục tiêu của Bắc Kinh.
Mỹ tự tin
Ngay đầu năm 2016, Trung Quốc đã chính thức cho thành lập Lực lượng Tên lửa. Đây là một phần trong kế hoạch cải cách tổng thể quân đội mà Trung Quốc đang tiến hành.
Giới phân tích Mỹ cho rằng Trung Quốc đang học theo cách mà Liên Xô từng tiến hành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc vốn có tên gọi Lực lượng Pháo binh Hai với rất nhiều tên lửa đạn đạo tầm gần và hàng trăm tên lửa chiến lược. Với việc đổi tên, lực lượng này chính thức trở thành quân chủng thứ tư (cùng với lục quân, hải quân và không quân) của Trung Quốc.
Dù có quân số ít nhất, song Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc được giới phân tích Mỹ đánh giá là có hỏa lực mạnh nhất. Việc đưa các loại tên lửa dưới quyền kiểm soát của một đơn vị duy nhất giống những gì người Nga đã làm trong Chiến tranh Lạnh.
Theo báo Mỹ, Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc có khoảng 100.000 quân và được chia thành 6 sư đoàn với trên 30 lữ đoàn tên lửa.
Tên lửa DF-21D phiên bản diệt hạm của Trung Quốc
Loại tên lửa đạn đạo phổ biến nhất của Trung Quốc là DF-21. Trung Quốc có 10 lữ đoàn tên lửa này với mỗi lữ có 6 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn lại có 2 xe phóng di động), 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo trì cùng 3 tiểu đoàn chỉ huy, tác chiến điện tử khác.
Tên lửa DF-21 cơ bản nặng 15 tấn, có 2 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa dài 10,7 m và có đường kính 140 cm. Loại tên lửa này có tầm bắn từ 1.700 – 3.000 km phụ thuộc vào mỗi phiên bản. DF-21 được Trung Quốc bố trí trên những xe phóng di động với các ống phóng kiểu thẳng đứng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc còn sở hữu vô số các loại tên lửa đạn đạo cỡ nhỏ phi hạt nhân.
Với việc thành lập mới, Lực lượng Tên lửa còn kiểm soát cả những tên lửa loại mới vốn được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân. Năm 2014, Trung Quốc đã vô tình tiết lộ sự tồn tại của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 với tầm bắn vào khoảng 3.500 km và được thiết kế trên cơ sở DF-21.
Thông tin về loại tên lửa này đã xuất hiện từ năm 2007 và phiên bản DF-26C dường như đã được đưa vào biên chế từ vài năm nay. Loại tên lửa này đáng chú ý bởi có tầm bắn vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guan trên Thái Bình Dương.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc
Ngoài ra, các chuyên gia Mỹ cho biết Trung Quốc cũng đã sở hữu tên lửa DF-41. Hồi năm 2012, Trung Quốc đã thử nghiệm loại tên lửa này với khả năng mang nhiều đầu đạn cùng lúc.
Mỹ đã ngay lập tức cho công bố thông tin về vụ thử nghiệm đồng thời theo dõi bằng vệ tinh cũng như các cảm biến bố trí trên không, trên đất liền và trên biển.
Hiện chưa có thông tin cụ thể về số lượng đầu đạn mà DF-41 có thể mang, song theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có thể lắp đặt từ 3-10 đầu đạn lên loại tên lửa này.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố hình ảnh tên lửa DF-41 song nhiều hình ảnh chụp bằng điện thoại đã được đăng tải. Giới chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong phát triển DF-41 và hiện số lượng được đưa vào trang bị cũng hạn chế (dưới 10 tên lửa). Tuy nhiên, đây lại là loại tên lửa duy nhất của Trung Quốc có tầm bắn vươn tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Theo số liệu của Mỹ, Trung Quốc hiện có trên 400 đầu đạn hạt nhân, nhưng chỉ có một vài loại tên lửa có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ là DF-5, DF-31A và DF-41.
Trung Quốc có thể đã bố trí 2/3 số đầu đạn hạt nhân trên các tên lửa, trong đó chủ yếu là DF-21 và phiên bản thay thế là DF-26C.
Thông thường, các đầu đạn hạt nhân được lưu cất riêng rẽ và chỉ gắn vào tên lửa trong trường hợp cần sử dụng hoặc diễn tập. Hồi năm 2009, Trung Quốc từng tuyên bố các tên lửa đạn đạo được trang bị đầu đạn hạt nhân của nước này không nhằm vào bất kỳ ai.
Hù dọa Nga-Ấn?
Giới phân tích Mỹ cho biết cũng giống như nhiều quốc gia, Trung Quốc luôn từ chối chỉ ra tên lửa hạt nhân của mình nhắm vào đâu trong khi phần lớn tên lửa của nước này có tầm bắn chỉ đủ tấn công Nga hoặc Ấn Độ, những nước có quan hệ sóng gió với Bắc Kinh trong những năm 1960 và 1990.
Theo_Báo Đất Việt
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha. Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng...