Mỹ dùng tác chiến “không-hải nhất thể” bóp chết chiến lược “chống tiếp cận” Trung Quốc?
“Tác chiến không-hải nhất thể” chính là khắc tinh của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” của Trung Quốc. Quân đội Mỹ sẽ thông qua các phương tiện tác chiến tàng hình, có khả năng tấn công tầm xa để hủy diệt khả năng tấn công và dập tắt năng lực phòng không của Trung Quốc.
Vừa qua, Hội nghị an ninh châu Á-Thái Bình Dương đã được tổ chức song song với Triển lãm hàng không Singapore. Hội nghị an ninh hàng đầu khu vực này đã thảo luận hàng loạt các vấn đề dẫn đến những chiến lược quốc phòng và chính sách hiện đại hóa quân đội “hoảng loạn và nhầm lẫn” ở khu vực này, đồng thời cũng chỉ ra những ảnh hưởng và tác động trực tiếp của lực lượng trên không đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị an ninh châu Á-Thái Bình Dương phân được chia làm 2 nhóm thảo luận.
Nhóm thứ nhất đã xem xét lại của chiến lược quân sự Mỹ-Trung và những tác động của nó đến an ninh khu vực. Mối quan hệ cạnh tranh quyết liệt giữa Washington và Bắc Kinh được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình an ninh châu Á và cục diện đối đầu này càng ngày càng có ảnh hưởng rất xấu đến tình hình quốc phòng trong khu vực. Giả sử cục diện này tiếp tục đem lại những tác động tồi tệ đến hình thái an ninh châu Á thì ảnh hưởng trực tiếp của nó đến các quốc gia khác cùng châu lục sẽ như thế nào?
Mỹ dùng “Tác chiến không-hải nhất thể” để khắc chế chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” của Trung Quốc
Đồng thời, một vấn đề đang trở thành trọng tâm thảo luận là mối quan hệ giữa “đối đầu và quan tâm chung” trong khu vực của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được giải quyết như thế nào? Hiện nay, cả Washington và Bắc Kinh đều đang có những quan tâm chung về an ninh khu vực như: Tình hình bán đảo Triều Tiên, tuyến giao thông trên biển, tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông cùng với cách giải thích khác nhau về luật pháp quốc tế.
Ông Richard Bitzinger nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam cho biết, hội nghị còn thảo luận những điểm còn khá mơ hồ trong về nguyên tắc và chiến lược quân sự của Washington và Bắc Kinh. Do Trung Quốc không công khai cơ chế nên việc hiểu được ý đồ chiến lược của Bắc Kinh là rất khó, ngược lại, Mỹ cũng không tiết lộ hết ý nghĩa của chiến lược quay trở lại châu Á của họ. Ông Bitzinger cho rằng, hiện nay, vấn đề khó hiểu nhất là chiến lược “không-hải nhất thể” mà Mỹ gọi là “Thử nghiệm đối phó với hình thái chiến tranh mới trên toàn cầu”.
Tên lửa siêu thanh là yếu tố then chốt để xuyên phá qua các “khu vực cấm”
Yếu tố cốt lõi của khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” chính là khắc chế sự thách thức của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” vừa mới xuất hiện, đang đe dọa hoạt động tự do của không quân và hải quân Mỹ. Nó chủ yếu bao gồm các đòn tấn công chính xác phủ đầu từ xa (ví dụ như tên lửa siêu thanh) và tấn công phá hoại mạng thông tin chỉ huy – hiệp đồng với tính chất như một chiến dịch “làm mù mắt đối phương” (ví dụ như bom xung mạch điện từ, vũ khí chống radar…).
Video đang HOT
Điều này có nghĩa là, quân đội Mỹ sẽ thông qua các phương tiện tác chiến tầm xa tàng hình để hủy diệt khả năng tấn công và dập tắt năng lực phòng không của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động quân sự tiếp theo. Mỹ tuyên bố, khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” của họ không có liên quan gì đến chiến lược của Trung Quốc. Trong khái niệm này cũng không đề cập đến nhân tố thúc đẩy chân chính của nó là Trung Quốc nên càng khiến người ta nghi ngờ.
Một yếu tố cấu thành rất quan trọng của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm DF-21
Nội dung trao đổi chính của nhóm thảo luận thứ 2 của Hội nghị an ninh châu Á-Thái Bình Dương là xu thế hiện đại hóa các lực lượng trên không và máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5; vai trò tác dụng của các trang bị, vũ khí công nghệ cao như: Vũ khí dẫn đường chính xác trên máy bay, các hệ thống thiết bị cảm biến mới, các biện pháp truyền dẫn và chia sẻ thông tin tích hợp…
Hiện nhiều nước châu Á đã tính toán nâng cấp các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và đầu tư nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Ví dụ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore… đang xem xét tinh giảm quy mô lực lượng không quân và đầu tư mua sắm các máy bay siêu hiện đại thế hệ thứ 5 F-35; một số nước khác lại tăng cường quy mô lực lượng không quân và đẩy mạnh mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoặc ít nhất là nâng cấp mạnh lực lượng máy bay hiện có.
Tàu sân bay cũng là một yếu tố để Trung Quốc mở rộng “khu vực cấm” và “chống tiếp cận”
Một vấn đề rất mới là hiện xu hướng ưa thích mua sắm máy bay chiến đấu không người lái để thay thế cho các máy bay chiến đấu có người lái đắt đỏ mà lại phức tạp cũng đang dần thay đổi. Các loại máy bay không người lái có tính năng càng ưu việt thì giá cả càng đắt, cũng chẳng kém gì máy bay có người lái, thậm chí có loại giá còn lên đến hàng trăm triệu USD, như máy bay trinh sát không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ.
Phó chủ tịch Tập đoàn Teal của Mỹ, ông Richard Aboulafia chỉ ra, hiện nay vấn đề Trung Quốc đồng loạt phát triển 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 và J-31, bất kể là thật giả ra sao, tính năng thế nào cũng gây ra sự chú ý rất lớn của giới quân sự toàn cầu. Sự thành công của Trung Quốc sẽ gây ra hiệu ứng rất lớn, ảnh hưởng đến các hình thái tác chiến trên không – trên biển – trên bộ tương lai, trên phạm vi toàn cầu.
Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay và F-35B trên tàu đổ bộ để tăng khả năng xuyên phá của “Tác chiến không-hải nhất thể”
Các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ví dụ như F-22 và F-35 có đủ thực lực để thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn phức tạp, trong đó bao gồm cả vấn đề hiện vẫn chưa được giải quyết là chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể”, vấn đề thời gian và cự ly tác chiến cùng với khả năng nhận biết tình huống siêu việt. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore và nhiều nước khác trong khu vực đang quyết tâm mua sắm máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và cũng là mục đích mà Trung Quốc theo đuổi khi nỗ lực phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 và J-31.
Theo ANTD
Siêu tàu sân bay Nga sẽ là đối thủ đáng gờm của Mỹ
Tàu sân bay hạt nhân tương lai của Nga có thể hoạt động không giới hạn trên biển, một cách độc lập hoặc trong cụm tàu sân bay chiến đấu với sự yểm trợ của 6 tàu mặt nước và 2 tàu ngầm bảo vệ.
Tổng giám đốc Neva PKB, ông Sergey Vlasov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti là theo tính toán của các nhà thiết kế, sẽ cần tới khoảng 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện bản vẽ đến buổi lễ kéo cờ đầu tiên trên tàu sân bay tương tai của Nga.
"Theo tính toán của chúng tôi, thời gian kể từ khởi động thiết kế con tàu, xây dựng, thử nghiệm cho đến khi tàu được kéo cờ sẽ là 10 năm"- Ông nói- "Nga cần chế tạo ít nhất 4 tàu sân bay, 2 chiếc cho Hạm đội Thái Bình Dương và 2 chiếc cho Hạm đội biển Bắc".
Ngoài ra, dự tính thủy thủ đoàn của các hàng không mẫu hạm tương lai sẽ ít hơn so với các tàu sân bay trước đây. Được biết, trên tàu sân bay Ấn Độ Vikramaditya (trước đây là tàu tuần dương sân bay hạng nặng Đô đốc Gorshkov của Nga) có con số nhân sự 1.700 người kể cả các phi công, thủy thủ đoàn; trên tàu Kuznetsov cũng có số lượng tương đương.
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga
Theo nguồn tin nội bộ ngành công nghiệp quốc phòng Nga, hải quân nước này cần một tàu sân bay hiện đại "đi trước thời đại nhiều thập kỷ và không giống như các tàu sân bay hiện tại của Mỹ và các nước khác". Yêu cầu chính của tàu sân bay tương lai là phải có khả năng tác chiến trong mọi môi trường, cả không gian, trên không, trên mặt nước, đất liền và ngầm dưới nước.
Tàu sân bay mới sẽ kết hợp các chức năng tàu chỉ huy và tàu chiến hạng nặng, có khả năng chỉ huy tác chiến giữa các nhóm tàu ven biển, trên biển và trên các đại dương xoay quanh chính bản thân tàu sân bay. Là tàu sân bay hạt nhân, nó có thể hoạt động không giới hạn trên biển, hoạt động một cách độc lập hoặc trong cụm tàu sân bay chiến đấu, có thêm 6 tàu mặt nước và 2 tàu ngầm bảo vệ.
Để đạt được sứ mệnh của mình thì tàu sân bay mới của Nga phải có khả năng tương tác với các vệ tinh trên quỹ đạo để xác định và chỉ thị mục tiêu theo chuẩn Glonass. Nó sẽ rất hữu ích đối với nhóm không quân hạm và hệ thống tên lửa, đảm bảo khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển cũng như khả năng tấn công mặt đất từ tàu sân bay.
Máy bay tấn công không người lái Skat của Mykoian
Lượng choán nước của con tàu tiềm năng này sẽ tương đương với tàu sân bay hiện có của Hải quân Nga, tàu Đô đốc Kuznetsov. Như vậy, tàu sân bay này vẫn thua về kích thước so với tàu hiện đại của Mỹ. Dự kiến, tàu có thể chứa 80 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng trên boong.
Trước đó, tờ Izvestia đã đưa tin rằng, Bộ tư lệnh Hải quân Nga thừa nhận tàu sân bay tương lai của Nga dựa trên nền tảng công nghệ cũ từ những năm 1980. Theo tờ báo này, nền tảng của tàu sân bay mới là tàu Ulyanovsk dự án 1143.7 chưa được hoàn thành của Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, tàu sân bay mới sẽ xây dựng các kết cấu thượng tầng trên cao và có máy phóng điện từ trên boong.
Trong tương lai, rất có thể loại máy bay chiến đấu "Đại bàng vàng" Su-47 Berkut (/Golden Eagle) của Nga sẽ trở thành một tiêm kích hạm siêu hiện đại. Phiên bản này là một hình mẫu lí tưởng cho một loại tiêm kích hạm tàng hình trên tàu sân bay, giống F-35C của Mỹ. Máy bay chiến đấu Su-47 được giới quân sự đặc biệt quan tâm, một phần vì kiểu dáng cánh ngược của máy bay, trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống.
Tiêm kích cánh ngược Su-47 Berkut được thiết kế cách gập để lên tàu sân bay?
Từ những bức ảnh mới công bố hồi tháng 7-2013 của Su-47, người ta có thể nhận thấy có 2 điểm khác biệt rất lớn so với Su-47 kiểu cũ, là thiết kế kiểu cánh gập xếp, thường sử dụng cho các tiêm kích hạm, thứ 2 là kiểu thiết kế ống xả động cơ rất lạ, không sử dụng 2 ống xả tròn 2 bên kiểu truyền thống mà là 2 ống xả vát hình bậc thang, mỗi bên có 3 lỗ xả giống như một khe cửa hẹp.
Cùng với sự xuất hiện thông tin máy bay tấn công không người lái Skat có thể được trang bị trên tàu sân bay và hình ảnh thiết kế cánh gập của Su-47 Berkut, có thể đưa ra dự đoán là Nga đang nghiên cứu phát triển một mô hình không quân trên hạm theo kiểu Mỹ. Cùng với tàu sân bay đa nhiệm thế hệ mới, trong tương lai rất có thể Su-47 và UCAV Skat sẽ sánh vai nhau giống như F-35C và X-47B trên tàu sân bay Mỹ.
Theo ANTD
Tên lửa chống hạm Trung Quốc có thực lực rất mạnh Gần đây trên các trang mạng của Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh máy bay ném bom H-6M (phiên bản hải quân) mang theo một loại tên lửa chống hạm mới, chứng tỏ sự phát triển rất nhanh của công nghệ tên lửa chống hạm Trung Quốc. Hình ảnh cho thấy dưới cánh của H-6M có lắp một loại tên lửa chống...