Mỹ đưa xe tăng M1 tới Bắc Cực để phòng ngừa ai?
Việc Mỹ triển khai các xe tăng M1 Abrams tới Bắc Cực được đánh giá là nhằm đối phó với các hoạt động quân sự rầm rộ của Nga tại đây.
Trong tháng trước Quân đội Mỹ và các quốc gia thuộc khối quân sự NATO đã có đợt tập quy mô lớn đầu tiên trong năm 2016 mang tên “Phản ứng Lạnh 2016″ tại vùng Rena của Nauy một trong những khu vực cửa ngõ dẫn vào Bắc Cực. Ảnh: Xe tăng M1 Abrams của Mỹ hành quân tiến vào Bắc Cực.
Được biết đợt tập trận này quy tụ hơn 16.000 binh thuộc 12 nước thành viên NATO với trọng tâm chính là nâng cao khả năng phản ứng nhanh của các nước NATO có lợi ích gần liền với Bắc Cực trước mối đe dọa từ Nga. Từ hình ảnh sa bàn ta có thể dễ dàng nhận thấy khu vực tập trận chiếm hầu hết vùng lãnh thổ của Nauy.
Trong ảnh là xe bọc thép chở quân LAV-25 của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ tham gia tập trận ở Nauy.
NATO mà đứng đầu là Mỹ thường tổ chức các đợt tập thường niên với quy mô lại các nước Châu Âu như một hành động bảo đảm Washington sẽ luôn đứng sau lưng họ trước mọi mối đe dọa đến từ Moscow. Hình ảnh một chiếc xe tăng chiến đấu Leopard 2 di chuyển đến vị trí tập kết trong đợt tập trận “Phản ứng Lạnh 2016″.
Video đang HOT
Trong đợt tập trận tại Nauy lần này Quân đội Mỹ đã huy động số lượng trang thiết bị quân sự đến tham gia trong đó gồm có xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams, xe bọc thép lội nước AAVP7A1, các loại xe bọc thép chở quân và trực thăng vận tải thuộc Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams của Mỹ tham gia tập trận tại Nauy.
Ngoài các đợt diễn tập quân sự trong đợt tập trận lần này NATO cũng triển khai các hoạt động diễn tập ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng như thực hiện các nhiệm vụ hổ trợ không vận đến các khu vực chiến sự. Hình ảnh trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 của Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong một tình huống cứu thương giả định.
Để có thể di chuyển được trên tuyết chiếc xe bọc thép chở quân Humvee của Quân đội Mỹ phải bọc thép lưới xích.
Có một điểm hạn chế là các thiết bị quân sự của Mỹ hay của NATO đều hoạt động khá kém trên địa hình băng tuyết so với các thiết bị quân sự được trang bị cho Quân đội Nga đang hoạt động ở Bắc Cực.
Chiếc M1A1 Abrams của Mỹ di chuyển trên địa hình tuyết trắng xóa tại Nauy.
Phi đội trực thăng vận tải đa năng Bell 412 của Không quân Nauy tham gia tập trận tại Rena.
Theo_Kiến Thức
Mỹ xây dựng mạng lưới tình báo ở Bắc Cực để tăng cường do thám Nga
Mỹ đã xây dựng mạng lưới gián điệp ở Bắc Cực để theo dõi và lắng nghe những gì các bên khác đang làm ở đó, đặc biệt là Nga.
Trang Sputnik ngày 12.9 dẫn một nguồn tin tình báo cho hay, Mỹ đã xây dựng mạng lưới gián điệp ở Bắc Cực để theo dõi và lắng nghe những gì các bên khác đang làm ở đó, đặc biệt là Nga.
Trong vòng hơn 14 tháng qua, hầu hết 16 cơ quan tình báo của Mỹ đã cử các nhà phân tích làm việc toàn bộ thời gian để tái làm quen với Bắc Cực, theo báo cáo của truyền thông địa phương.
Máy bay tiêm kích Mỹ
Văn phòng của Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã triệu tập một "hội đồng chiến lược" để tập hợp các nhà phân tích, do đó họ có thể cùng so sánh những tài liệu về những gì đang xảy ra ở Bắc Cực.
"Mối tập trung của tình báo Mỹ là nhằm vào việc tích tụ quân sự của Nga ở phía bắc, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nga Putin. Hạm đội Biển Bắc của nước này đã đặt cơ sở hoạt động ở vòng cực Bắc tại Murmansk", theo LA Times.
Nguyên nhân của việc Mỹ theo dõi sát sao như vậy là Thống đốc bang Alaska, ông Bill Walker phàn nàn rằng, bang của ông ta nhận thấy mình "như ở giữa cái ao, cảm giác có chút không thoải mái với việc tích tụ quân sự này" và "trong khi Mỹ đang đóng cửa các căn cứ và giảm bớt lực lượng thì Nga lại tái mở 10 căn cứ và xây dựng thêm 4 căn cứ khác".
Canada, một trong 5 quốc gia có lãnh thổ ở khu vực Bắc Cực, cũng tham gia mạng lưới do thám này và đã tân trang một cột thu tín hiệu, được gọi là Trạm cảnh báo các lực lượng Canada (CFS) ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere, cách khoảng 800 km từ Bắc cực. Đây là một phần của hệ thống cảnh báo sớm từ xa, một hệ thống các trạm radar theo dõi các máy bay ném bom hoặc tên lửa của Nga tiếp cận.
"Đó được cho là một vết tích của Chiến tranh Lạnh", một trang tin dẫn lời ông Rob Huebert, chuyên gia về các vấn đề Bắc Cực tại Đại học Calgary.
Ông Huebert nói thêm: "Bây giờ nó là một nhân tố quan trọng của một hệ thống tình báo theo dõi một phần của thế giới mà ít ai có thể tiếp cận".
Khoảng 100 nhân viên tình báo đóng tại CFS đang cố gắng can thiệp vào các thông tin liên lạc từ máy bay và tàu ngầm của Nga và các tín hiệu tình báo khác, mà sau đó họ sẽ chia sẻ cho các cơ quan tình báo của Mỹ.
Na Uy cũng tham gia mạng lưới do thám ở Bắc Cực. Tàu do thám tân tiến Marjata của nước này được chế tạo đặc biệt để thu thập thông tin tình báo điện tử. Na Uy cũng bổ sung trang thiết bị và các hệ thống mới kể từ tháng 4 tại Trạm vũ khí hải quân Mỹ Yorktown, thuộc bang Virginia của Mỹ, tiếp giáp với Trại Peary, cơ sở đào tạo cho công tác bí mật của CIA.
Dự kiến tàu này sẽ hoạt động từ tháng 11, thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển Barents, về phía Tây của Bắc Cực, để do thám các hoạt động quân sự của Nga.
Hồi tháng 5 năm 2013, Nhà Trắng công bố chiến lược quốc gia dài 11 trang, yêu cầu các cơ quan liên bang "cải thiện nhận thức về các hoạt động, các điều kiện và các xu hướng ở khu vực Bắc Cực mà có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, an ninh, các lợi ích về môi trường và thương mại của Mỹ".
Các quan chức nói rằng, đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho giới tình báo phải chú trọng hơn đến các hoạt động ở Bắc Cực.
Theo Laodong
Theo_Người Đưa Tin
Vũ khí Nga khiến tăng Mỹ thiệt hại nặng tại Iraq Trong giai đoạn 20132014, Mỹ đã chuyển 146 xe tăng M1Abrams cho Iraq. Đến nay, phần lớn trong số này đã bị phá hủy bởi các tay súng phiến quân. Được biết, số xe tăng M1 Abrams nói trên (tương đương 4 trung đoàn) được Mỹ chuyển cho Sư đoàn 9 của Quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu...