Mỹ đưa quân tới Ả Rập, Tổng thống Iran lên tiếng cảnh báo
Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani đã đưa ra lời cảnh báo, cho rằng các lực lượng nước ngoài đang đe dọa đến an ninh vùng Vịnh, sau khi Mỹ cho biết họ đang triển khai một nhóm quân đội tới khu vực này.
Tổng thống Iran – ông Hassan Rouhani nói rằng các lực lượng nước ngoài luôn mang đến “nỗi đau và sự khốn khổ” cho vùng Vịnh (ảnh BBC News)
Động thái trên của Tổng thống Iran được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố nước này đang gửi thêm quân đội tới Ả Rập Saudi, sau vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ hôm 14/09 vừa rồi, mà cả Mỹ và Ả Rập đều đổ lỗi cho Iran.
Phía Mỹ cho rằng, biện pháp nói trên của Washington có thể được coi là mềm mỏng, xuất phát từ việc đồng minh của họ – Ả Rập Saudi, đang lo lắng về một cuộc xung đột có thể xảy ra trong khu vực.
Thay vì tiếp tục đưa ra những hành động đáp trả, Mỹ lựa chọn biện pháp nhẹ nhàng hơn, đó là gửi một đội nhỏ, về cơ bản là các kỹ thuật viên quân sự để tăng cường phòng thủ tên lửa và sức mạnh cho không quân Ả Rập.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo giải thích rằng hành động nói trên của Mỹ chỉ mang tính chất phòng thủ, và thậm chí, có thể là không đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công quy mô khác của máy bay không người lái nhắm vào Ả Rập. Tuy nhiên, phía Iran lại cho rằng đây là một hành động mang tính chất khiêu khích và gần như xâm lược.
Nhiều nhà phân tích ngoại giao tỏ ra lo ngại sự bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Iran sẽ gây nguy hiểm, khi mà các bên luôn hiểu sai, thậm chí làm quá lên những tín hiệu đưa ra từ phía còn lại. Điều này có thể vô tình đẩy khu vực Trung Đông vào một cuộc chiến mà không ai mong muốn.
Video đang HOT
Iran tổ chức diễu hành quân sự kỷ niệm ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 (ảnh BBC News)
Trong buổi phát biểu nhân kỷ niệm ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988, cùng với một loạt các cuộc diễu hành quân sự ở Tehran và các thành phố khác của Iran, Tổng thống Iran – ông Hassan Rouhani, nói rằng các lực lượng nước ngoài luôn mang đến “nỗi đau và sự khốn khổ” cho vùng Vịnh và không nên có một “cuộc chạy đua vũ trang” giữa các quốc gia trong khu vực.
“Các lực lượng nước ngoài có thể gây ra những vấn đề tiêu cực và sự bất an cho người dân và khu vực của chúng tôi”, ông Rouhani nói trong bài phát biểu trên truyền hình.
Ông Rouhani cũng gọi việc triển khai các lực lượng quân sự tương tự đến Trung Đông trong quá khứ là “thảm họa” và nói rằng “họ hãy tránh xa vùng Vịnh”.
“Nếu họ chân thành, thì họ không nên biến khu vực của chúng ta thành nơi chạy đua vũ trang. Họ càng tránh xa khỏi khu vực của chúng ta, thì sẽ càng có nhiều sự an ninh hơn” – ông Rouhani nói.
Ông Rouhani cũng cho biết thêm rằng, Iran sẽ có một bản trình bày mới về sáng kiến hòa bình cho vùng Vịnh, tại Liên Hợp Quốc trong những ngày tới. Và Iran luôn sẵn sàng bỏ qua những sai lầm trong quá khứ, của các nước láng giềng trong khu vực.
“Trong thời điểm lịch sử nhạy cảm và quan trọng này, chúng tôi tuyên bố với các nước láng giềng, rằng chúng tôi luôn mở rộng tình bạn và tình anh em với họ” – ông Rouhani nói.
Năm nay đã chứng kiến sự căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Iran, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi bản thỏa thuận nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt với Iran, để đổi lấy việc hạn chế các hoạt động hạt nhân của nước này.
Điểm nóng mới nhất sau sự kiện này, là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi tại Abqaiq và Khurais vào ngày 14 tháng 9 vừa qua.
Theo danviet
Mỹ siết chặt trừng phạt Iran, sẵn sàng giải pháp quân sự
Ngày 20/9, Mỹ tiếp tục siết chặt trừng phạt Cộng hòa Hồi giáo Iran, đồng thời để ngỏ khả năng sử dụng giải pháp quân sự đối với Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post
Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng sáng 20/9 (theo giờ Mỹ) khi đón tiếp Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Trump cho biết ông đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt Ngân hàng Quốc gia và Quĩ Phát triển của Iran, song từ chối nói rõ nội dung của đòn trừng phạt này.
Tổng thống Trump cho hay đây là một phần trong "loạt đòn trừng phạt cứng rắn nhất từng được áp đặt đối với Iran".
Khi được phóng viên hỏi về lựa chọn quân sự đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố luôn luôn chuẩn bị phương án này.
Động thái trên là bước leo thang mới nhất của Washington nhằm gia tăng áp lực với Iran, một tuần sau khi xảy ra các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái vũ trang nhằm vào các cơ sở dầu mỏ ở Saudi Arabia, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, Tehran cương quyết bác bỏ cáo buộc này.
Giới quan sát tại Washington đánh giá Tổng thống Trump trong 1 tuần qua dường như đang thể hiện sự thay đổi về cách xử lý căng thẳng với Iran. Ngày 16/9, ông tuyên bố không muốn chiến tranh với Iran. Ngày 18/9, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đang cân nhắc "nhiều lựa chọn", bao gồm cả "lựa chọn cuối cùng".
Lầu Năm Góc thông báo, trong ngày 20/9, giới chức quốc phòng Mỹ sẽ báo cáo với Tổng thống Trump một số phương án đáp trả Iran, trong đó có cả danh sách hàng loạt mục tiêu không kích tại Iran. Tehran trước đó cảnh báo tấn công Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại Tehran. Ảnh: THX/TTXVN
Ngay sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Quốc gia Iran, Nga tuyên bố biện pháp trừng phạt này là trái phép. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva không công nhận lệnh trừng phạt này, khẳng định Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Iran trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 18/9, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đăng tin, trong một công hàm chính thức gửi tới Mỹ, Iran cảnh báo hành động đáp trả của Tehran đối với mọi cuộc tấn công quân sự sẽ không chỉ "giới hạn trong nguồn lực" của nước này.
IRNA cho biết: "Trong công hàm chính thức gửi tới Mỹ thông qua Đại sứ quán Thụy Sĩ, phái bộ đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Tehran, Iran đã tái khẳng định không đứng sau các vụ tấn công nhằm vào những cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, đồng thời cảnh báo rằng sẽ lập tức đáp trả mọi động thái của Mỹ chống lại Iran". Tehran đồng thời bác bỏ và lên án những cáo buộc của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Tehran đứng đằng sau các vụ tấn công nhằm Saudi Arabia.
Liên quan đến vụ việc, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran, Ali Shamkhani cũng tuyên bố Tehran mong muốn giảm căng thẳng tại Trung Đông sau các vụ tấn công tại Saudi Arabia, song nước này sẽ đáp trả thích đáng mọi hành động gây hấn.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif được dẫn lời nói: "Mỹ cần nhìn vào thực tế tại khu vực, hơn là chỉ đánh lạc hướng. Tôi cảm thấy Mỹ, vì một lý do nào đó, đang cố gắng quên đi thực tế tại khu vực này".
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Thực hư thông tin Saudi Arabia ồ ạt ném bom lực lượng Iran ở Syria Các máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia đã tham gia tấn công lực lượng dân quân thân Iran ở miền Đông Syria, một nguồn tin phương Tây nói với báo Independent Arabia. Các máy bay chiến đấu của Saudi Arabia Nguồn tin giấu tên cho biết, các máy bay chiến đấu của Saudi Arabia đã được nhìn thấy...