Mỹ đưa máy bay trinh sát tới Ukraine giữa lúc căng thẳng với Nga
Mỹ lần đầu đưa máy bay trinh sát E-8C JSTARS tới Ukraine giữa lúc căng thẳng leo thang ở khu vực biên giới Nga.
Máy bay trinh sát E-8C JSTARS của Mỹ (Ảnh: BI).
Một quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu ngày 29/12 cho biết E-8C JSTARS, máy bay trinh sát được thiết kế để thu thập thông tin tình báo mặt đất, đã bay tới khu vực phía đông Ukraine hôm 27/12.
Lộ trình chuyến bay cũng như thông tin tình báo thu thập được chưa được công bố. Chuyến bay được thực hiện với sự cho phép của Ukraine.
Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu cho biết các chuyến bay của Mỹ ở khu vực này nhằm hỗ trợ “các mục tiêu tình báo khác nhau của Mỹ và đồng minh”.
Video đang HOT
Theo CNN, hoạt động của E-8C ở Ukraine có thể nhằm giám sát các hoạt động quân sự ở cả 2 phía biên giới Nga – Ukraine.
Cuối tuần trước, Nga thông báo rút khoảng 10.000 binh sĩ khỏi khu vực biên giới với Ukraine sau khi kết thúc các cuộc tập trận. Mặc dù vậy, Nga được cho là vẫn duy trì hiện diện quân sự đáng kể gần Ukraine.
Đầu tháng 12, Washington Post đưa tin quân đội Nga tập trung khoảng 70.000 – 94.000 binh sĩ gần biên giới Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine sau đó nói với Military Times rằng có tới 120.000 quân Nga hiện diện trong khu vực.
Các hình ảnh vệ tinh được chụp trong vài tháng qua cho thấy, một số nhóm tác chiến chiến thuật cũng như các phương tiện quân sự và thiết bị khác của Nga tập trung tại các địa điểm gần Ukraine.
Cơ quan biên phòng Ukraine ngày 28/12 thông báo, Mỹ sẽ tài trợ cho các dự án bao gồm thiết bị giám sát và theo dõi nhằm củng cố biên giới của Ukraine với Nga và Belarus. Cơ quan này cho biết, các dự án trị giá 20 triệu USD liên quan đến việc mua hệ thống ghi hình và máy bay không người lái, cũng như thiết bị bảo hộ cá nhân cho lính biên phòng.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga điều quân ồ ạt đến khu vực biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào nước này. Đáp lại, Nga tuyên bố họ có thể tự do di chuyển lực lượng đến bất cứ đâu trong lãnh thổ của mình và yêu cầu NATO đảm bảo an ninh.
Ngày 17/12, Nga đã công bố các đề xuất về đảm bảo an ninh chung với Mỹ và NATO. Một văn bản có tên gọi “Hiệp ước giữa Mỹ và Liên bang Nga về đảm bảo an ninh”, kêu gọi các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý giữa 2 quốc gia về việc không triển khai lực lượng và binh lính, khí tài quân sự ở những khu vực mà họ có thể được coi là mối đe dọa đối với nước khác.
Văn bản trên kêu gọi Mỹ không tiếp tục mở rộng NATO về hướng đông và dừng việc hợp tác quân sự với các nước hậu Liên Xô (trừ các nước đã là thành viên của liên minh).
Đề xuất thứ 2 về đảm bảo an ninh giữa Nga và NATO cũng có những hạng mục tương tự, kêu gọi NATO dừng mở rộng và ngăn kết nạp Ukraine vào khối.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 26/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Mỹ và đồng minh đã dồn Nga vào một vị trí mà họ không còn đường lùi.
Phó Tổng thống Mỹ tuần này cảnh báo Washington và các đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.
EU lạc quan về khả năng diễn ra đàm phán với Iran
Ngày 18/10, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã bày tỏ lạc quan về khả năng khôi phục đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Luxembourg, nơi ông Borrell tham dự cuộc gặp có sự tham gia của ngoại trưởng các nước EU, ông Borrell nêu rõ: "Tôi đang thấy lạc quan hơn (về vấn đề khôi phục đàm phán với Iran). Hiện chưa có thông tin xác nhận nào, song mọi thứ đang tốt dần lên và tôi hy vọng chúng ta sẽ tiến hành các cuộc thảo luận thăm dò tại Brussels trong những ngày tới".
Hồi tuần trước, một quan chức cấp cao EU xác nhận cuộc gặp được lên kế hoạch tại Brussels, thay vì tại địa điểm thường lệ trước đó là Vienna (Áo), song không nêu thời gian cụ thể.
Đặc phái viên của EU điều phối vấn đề Iran - ông Enrique Mora ngày 14/10 vừa qua đã tới Tehran để thảo luận cùng phái đoàn đàm phán hạt nhân mới của Iran, 4 tháng sau khi các cuộc thảo luận giữa Iran và các cường quốc đổ vỡ.
Tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho đến nay vẫn từ chối tiếp tục đàm phán gián tiếp với Mỹ tại Vienna. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của ông Mora, Bộ Ngoại giao Iran cho biết sẽ đàm phán với EU tại Brussels trong những ngày tới và "nhấn mạnh rằng họ không muốn đàm phán chỉ để đàm phán mà muốn có kết quả thiết thực và một thỏa thuận cuối cùng về cứu vãn Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA)".
Theo thỏa thuận JCPOA ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran hạn chế chương trình làm giàu urani để đổi lấy việc được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA và đơn phương tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Đáp lại, Tehran dần từ bỏ việc thực thi các cam kết trong thỏa thuận kể từ tháng 5/2019. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Joe Biden cam kết Mỹ sẽ trở lại thỏa thuận. Hiện các bên đang thúc đẩy đàm phán cứu vãn thỏa thuận này. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tạm ngừng vào tháng 6 vừa qua do sự thay đổi lãnh đạo ở Iran.
Giới chức châu Âu khẳng định bất đồng xuyên Đại Tây Dương được xoa dịu Rạn nứt xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và các đồng minh tại châu Âu trong thời gian vừa đang dần được hàn gắn. Trên đây là lời khẳng định của quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, đưa ra ngày 15/10. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách...