Mỹ đưa máy bay ném bom đe dọa Trung Quốc trên Biển Đông?
Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, nước này đang lên kế hoạch triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tờ Sydney Morning Herald của Úc dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ. Theo đó, trong phiên điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện hôm thứ tư, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear thông báo rằng, ngoài hoạt động của lực lượng lính thủy đánh bộ và các đơn vị bộ binh Mỹ ở quanh Tây Thái Bình Dương, “chúng tôi sẽ gia tăng điều động các lực lượng không quân tại Australia bao gồm máy bay ném bom B-1 và máy bay giám sát”.
Một máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ. Ảnh: Sydney Morning Herald
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Máy bay B-1 Lancer được Không quân Mỹ triển khai lần đầu vào giữa những năm 1980 và dự kiến sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ cho đến giữa thập niên 2030.
Theo Sydney Morning Herald, kế hoạch trên được phía Mỹ tiết lộ trước khi có tuyên bố từ chính phủ Úc, và được cho là một phần trong chính sách xoay trục của quân đội Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
“Mỹ có quyền tự do lưu thông trong khu vực Biển Đông và các vùng tương tự; chúng tôi thực thi quyền này một cách thường xuyên, cả ở Biển Đông và trên toàn cầu”, ông Shear nói.Trong phiên điều trần ngày 13/5, ông Shear đã nói rõ rằng Mỹ dự định răn đe trực tiếp các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với phần lớn Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng có chung quan điểm trên. Ông khẳng định : “Dù Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên một rạn san hô ở Biển Đông thì cũng không tạo ra được chủ quyền tại đó”.
Bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo phi pháp. Ảnh: IHS Jane”s
Tuy nhiên, báo chí Mỹ ngày 15/5 dẫn lời Thủ tướng Úc Tony Abbott tuyên bố Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear đã phát ngôn sai lệch và rằng Washington không có bất kỳ kế hoạch điều máy bay đến lãnh thổ Úc.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Úc cho biết phía Mỹ từng liên lạc với bộ này để thảo luận về kế hoạch điều máy bay. Phát ngôn viên Jeffrey Pool của Lầu Năm Góc hôm nay cho biết các kế hoạch cử máy bay đến Úc vẫn đang trong quá trình bàn thảo.
MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nga chuẩn bị hồi sinh siêu trực thăng chống tàu ngầm Mi-14?
Hải quân Nga được cho là sẽ hồi sinh mẫu trực thăng chống ngầm có khả năng tấn công hạt nhân Mi-14 từ thời Liên-xô. Vào những năm 1990, Washington đã khăng khăng đòi Nga phải loại máy bay này, cũng như các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo.
Sau thông tin được đăng tải vào 2 tuần trước về việc Nga đang chuẩn bị khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu âm Tu-160 &'Blackjack', giờ một nguồn tin lại khẳng định rằng mẫu trực thăng chống ngầm có khả năng tấn công hạt nhân Mi-14 cũng sẽ sớm được chế tạo trở lại.
Trang Business Online từ khu vực Tatarstan của Nga, nơi đặt nhà máy sản xuất Mi-14, cho biết Kazan Helicopter Works (KVZ) đang chuẩn bị sản xuất lại mẫu máy bay cho hải quân Nga. KVZ hiện chưa phản hồi với thông tin này, tuy nhiên, ít nhất ý kiến này cũng đã được đưa ra thảo luận trong nội bộ công ty.
Mi-14 có khả năng mang theo cả bom hạt nhân
Mil Mi-14 là một trực thăng đổ bộ được trang bị một ngư lôi, 12 bom loại 64 kg hoặc 8 bom loại 120 kg. Chiếc trực thăng chống ngầm này cũng có một loại vũ khí đặc biệt là bom hạt nhân chống ngầm nặng tới 1.600 kg, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu dưới nước trong phạm vi 800m.
Chiếc trực thăng không chỉ có khả năng đặc biệt là đậu trên nước mà còn có thể hoạt động xa bờ 300km dưới mọi điều kiện thời tiết. Nó có thể làm việc liên tiếp 5,5 giờ liên tiếp và bay liên tiếp 1.100km.
Các thiết bị sonar, đo thuỷ âm, hay từ tính, cũng như nhiều loại máy móc hiện đại được sử dụng để dò tìm tàu ngầm đều hiện đại và có hiệu quả cao. Một khi đã bị Mi-14 phát hiện thì các tàu ngầm thường không thể sống sót nổi.
Mi-14 là một sát thủ săn ngầm thực sự, tuy nhiên, vào năm 1996, dưới áp lực từ Washington, tất cả các máy bay chống ngầm này đều đã bị loại bỏ khỏi quân đội. Nhu cầu ban đầu cho Mi-14 có thể đạt 100 chiếc.
Nhiều chuyên gia rằng việc tái sử dụng lại Mi-14 có thể được hoàn thành trong vòng 2 năm bao gồm vài giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ đưa lại biên chế 10 chiếc Mi-14, sau đó, chúng sẽ được hiện đại hoá và cuối cùng là giai đoạn sản xuất các máy bay mới.
Phiên bản Mi-14 mới nhiều khả năng sẽ có động cơ, hệ thống hàng không kĩ thuật và điện tử hiện đại mới, cũng như nổi được trên mặt nước tốt hơn.
Theo Đặng Vũ (ANTĐ /RT)
Oanh tạc cơ Tu-160 mới sẽ vô hình trước các radar phòng không Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 sẽ được trang bị một hệ thống tác chiến radio - điện tử hiện đại, có khả năng chống lại được các hệ thống tên lửa phòng không một cách có hiệu quả, Xí nghiệp Công nghệ Radio - Điện tử (KRET) của Nga cho biết. KRET đang phát triển một hệ thống dẫn đường...